Hoa cúc là một trong năm loại hoa được trồng phổ biến nhất trên thế giới. Hoa cúc thu hút người tiêu dùng bởi vẻ đẹp thanh khiết cùng đa dạng các chủng loại và màu sắc. Cùng Sinh Học Châu Á tìm hiểu ngay các nguồn gốc và các đặc điểm sinh học của cây hoa cúc ở bài viết này.
Hoa cúc được trồng làm cảnh từ rất lâu đời. Theo ghi chép từ các nguồn tài liệu thì cây hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Theo di tích khảo cố học thì từ thời Khổng Tử cúc đã trở nên phổ biến, còn được ưu ái tổ chức “lễ thắng lợi hoa vàng”. Cũng theo đó, hoa cúc xuất hiện trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người thông qua các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa,…. Ở Nhật Bản, cúc chính là Quốc hoa của quốc gia này.
Mặc dù có mặt từ rất lâu đời nhưng việc trồng hoa cúc để thương mại hóa chỉ thật sự được bắt đầu vào thế kỷ XVII. Năm 1688, Jacob Layn (người Hà Lan) bắt đầu trồng thương mại loài hoa này. Mãi đến thế kỷ XVIII, hoa bắt đầu được trồng rầm rộ ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, hoa cúc bắt đầu du nhập vào từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX đã hình thành nên nhiều vùng trồng quan trọng. Hoa cúc phân bố rộng từ miền cao xuống vùng đồng bằng.
Hoa cúc có đa dạng chủng loại, mỗi loại sẽ có các đặc điểm đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên về mặt đặc điểm thực vật học vẫn có các điểm chung quan trọng.
Rễ là một bộ phận quan trọng của cây trồng. Nhờ có rễ mà chất dinh dưỡng và nước từ đất được vận chuyển lên nuôi các bộ phận khác của cây. Rễ còn tăng độ bám vào đất, giúp cây đứng vững.
Ở cây hoa cúc, rễ thuộc dạng rễ chùm, phát triển chủ yếu hướng theo chiều ngang, phân bố nhiều ở tầng đất từ 5 - 20 cm. Rễ có khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh do có nhiều rễ.
Cây cúc thuộc thân thảo, thân nhỏ có nhiều đốt. Thân giòn và dễ gãy. Cây càng lớn thì vách càng dày, thân càng cứng, thân có thể tồn tại dạng đứng hoặc bò.
Tùy vào từng loại giống và thời điểm mà kích thước, độ cứng,… của cây hoa cúc sẽ có sự thay đổi. Khi cắt ngang thân thường sẽ quan sát thấy có dịch mủ trắng tiết ra, mạch có bản ngăn đơn.
Thân của những cây hoa cúc mọc dại thường nhỏ và cong, còn đối với những cây được trồng thì thân to, mập, giòn.
Lá đơn, mọc so le, lá xẻ thùy nhìn tựa lông chim. Phiến lá của hoa cúc mềm mỏng, phụ thuộc vào từng loại giống khác nhau mà màu sắc và kích cỡ lá khác nhau. Bên dưới phiến lá được phủ một lớp lông tơ; mặt trên phiến lá thì nhẵn. Trung bình trên mỗi cây sẽ có từ 30 - 50 lá.
Hoa cúc có 2 dạng, lưỡng tính và đơn tính:
Màu sắc của hoa cúc rất đa dạng như là trắng, đỏ, hồng, vàng, tím,… Hoa có thể có màu đơn sắc hoặc có hỗn hợp các màu trên cùng một bông.
Dựa vào cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta chia hoa thành nhóm:
Kích thước hoa trung bình từ 7 - 10 cm ( đối với giống hoa to), từ 5 - 7 cm (đối với giống hoa trung bình), từ 1 - 2 cm ( đối với các giống hoa nhỏ).
Hoa có thể tự thụ nhưng tỷ lệ thành công thấp, thường dẫn đến quả không có hạt. Để có được hạt hoa cần phải thụ phấn nhờ côn trùng hoặc bằng các phương pháp nhân tạo khác.
Quả cây cúc thuộc quả bế, quả kín, chỉ có một hạt. Quả của cây hoa cúc có chùm lông do đài tồn tại để phát tán hạt. Hạt có phôi nhưng không có nhũ.
Hoa cúc mang vẻ đẹp mỹ miều, đơn giản nhưng lại tao nhã. Chính vì thế hoa được thị trường hết mực ưa chuộng, trở thành một trong các loại hoa có giá trị sản xuất hàng đầu thế giới. Sinh Học Châu Á kính mời bà con cùng đón xem nhiều thông tin thú vị khác về hoa cúc ở các bài viết tiếp theo!
Tìm hiểu thêm thông tin về một số loài hoa khác:
Thông tin về hoa mai tại đây!
Link nội dung: https://pus.edu.vn/cay-hoa-cuc-a70864.html