Mèo bỏ ăn là một dấu hiệu cho thấy chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng bỏ ăn sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng tránh mèo bỏ ăn, Tropicpet sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mèo của bạn luôn được chăm sóc tốt nhất.
Mèo là loài vật rất nhạy cảm với sự thay đổi. Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống như di chuyển đồ đạc, thay đổi chỗ ở, thêm thành viên mới trong gia đình cũng có thể gây ra căng thẳng, khiến mèo mất hứng thú với việc ăn uống. Đặc biệt nếu bạn vừa nhận nuôi mèo mới thì chúng sẽ cần thời gian để làm quen với ngôi nhà mới và có thể bỏ ăn trong vài ngày đầu.
☞ Xem thêm: Hành vi, tập tính của mèo - Wikipedia
Thay đổi thức ăn đột ngột hoặc cung cấp loại thức ăn không phù hợp cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mèo bỏ ăn. Mèo có xu hướng quen với một loại thức ăn nhất định, nếu bạn thay đổi khẩu phần quá nhanh mà không cho chúng thời gian thích nghi, chúng sẽ phản ứng bằng cách bỏ ăn. Ngoài ra, thức ăn có mùi lạ hoặc hương vị không hấp dẫn cũng làm giảm cảm giác thèm ăn của mèo.
Mèo bỏ ăn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một số bệnh lý phổ biến khiến mèo mất cảm giác thèm ăn bao gồm:
Nhiễm ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun, sán xâm nhập vào đường ruột của mèo gây ra tình trạng chướng bụng, khó chịu. Mèo nhiễm ký sinh trùng thường mất cảm giác thèm ăn và thường gặp thêm các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân nhanh chóng.
Bệnh lý răng miệng: Các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, nhiễm trùng nướu khiến mèo cảm thấy đau đớn khi nhai thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng bỏ ăn. Nếu mèo của bạn có dấu hiệu đau miệng, chảy nước miếng, hôi miệng hãy kiểm tra vấn đề răng miệng cho mèo ngay nhé.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Giống như con người khi mèo bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, chúng sẽ bị nghẹt mũi và mất khứu giác. Khi không ngửi được mùi thức ăn, mèo sẽ mất hứng thú với việc ăn uống.
Bệnh lý đường tiêu hóa: Mèo có thể bỏ ăn do các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm ruột, loét dạ dày, viêm tụy. Các triệu chứng đi kèm là nôn mửa, tiêu chảy, táo bón… Nếu mèo không ăn trong hơn 24 giờ và có các dấu hiệu tiêu hóa bất thường, bạn nên đưa chúng đi khám ngay.
Bệnh lý gan thận: Mèo bỏ ăn trong thời gian dài cũng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như suy thận, tiểu đường,… Trong những trường hợp này, mèo thường có thêm các triệu chứng khác như khát nước nhiều, đi tiểu nhiều và sụt cân nhanh chóng.
☞ Xem thêm: Mèo nôn ra dịch vàng, nhận biết nguyên nhân và cách điều trị
Ở mèo già việc mất hứng thú với thức ăn liên quan đến sự thay đổi sinh lý do lão hóa, chẳng hạn như giảm khả năng khứu giác, vị giác và tiêu hóa. Mèo con mới tách mẹ cũng có thể bỏ ăn do chưa thích nghi với việc ăn uống độc lập.
Quan sát và theo dõi: Khi phát hiện mèo bỏ ăn bước đầu tiên là quan sát hành vi của mèo trong vòng 24 - 48 giờ. Hãy chú ý đến các dấu hiệu khác như nôn, tiêu chảy, ho, hắt hơi hoặc hành vi bất thường. Nếu mèo không có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào khác và vẫn duy trì sinh hoạt bình thường, việc bỏ ăn chỉ là tạm thời và sẽ tự khỏi.
Thay đổi thức ăn từ từ: Nếu bạn muốn thay đổi thức ăn cho mèo, hãy thực hiện một cách từ từ. Trộn một phần nhỏ thức ăn mới với thức ăn cũ và tăng dần tỷ lệ trong vòng 7 - 10 ngày để hệ tiêu hóa của mèo quen dần. Điều này giúp tránh tình trạng mèo bỏ ăn do không quen với thức ăn mới.
Kích thích mèo ăn bằng thức ăn yêu thích: Trong trường hợp mèo bỏ ăn do căng thẳng hoặc vấn đề môi trường, bạn hãy kích thích chúng bằng cách cho ăn những món mà chúng yêu thích, chẳng hạn như thức ăn ướt, thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đôi khi việc thay đổi loại thức ăn hay hâm nóng thức ăn để tăng hương vị cũng giúp mèo cảm thấy hấp dẫn hơn.
Giữ môi trường sống ổn định: Nếu nguyên nhân mèo bỏ ăn là do căng thẳng từ môi trường mới hoặc các thay đổi khác, hãy cố gắng tạo ra một không gian yên tĩnh, an toàn cho mèo. Cung cấp cho mèo chỗ ẩn náu riêng biệt và tránh làm phiền chúng quá nhiều trong thời gian này. Đôi khi chỉ cần cho mèo một chút thời gian để thích nghi, chúng sẽ dần trở lại thói quen ăn uống bình thường.
Đưa mèo đến cơ sở thú y: Nếu mèo bỏ ăn kéo dài quá 24 - 48 giờ và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân hay dấu hiệu bệnh lý khác, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y ngay lập tức. Bỏ ăn kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là khi mèo bị mất nước hoặc gặp vấn đề về nội tạng.
☞ Xem thêm: Dịch vụ khám và điều trị bệnh thú cưng tại Tropicpet
Để phòng tránh tình trạng mèo bỏ ăn, bạn hãy áp dụng những biện pháp sau:
Tạo môi trường sống thoải mái: Hãy đảm bảo rằng môi trường sống của mèo luôn yên tĩnh và an toàn. Tránh những thay đổi lớn trong ngôi nhà làm mèo cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Đảm bảo mèo có đủ không gian riêng tư và được chăm sóc đầy đủ.
Duy trì chế độ ăn uống ổn định: Để tránh tình trạng mèo bỏ ăn, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống ổn định với các loại thức ăn phù hợp. Hạn chế thay đổi thức ăn đột ngột và đảm bảo rằng mèo của bạn được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nếu bạn muốn thay đổi thức ăn, hãy làm từ từ như đã đề cập ở trên.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đảm bảo rằng mèo của bạn được tiêm phòng, tẩy giun đầy đủ. Bên cạnh đó, hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ để kiểm và và tầm soát sức khoẻ định kỳ. Trong trường hợp phát hiện các bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị và phương pháp điều trị sớm và kịp thời cho mèo của bạn.
☞ Xem thêm: Dịch vụ tiêm phòng vaccine tại Tropicpet
Link nội dung: https://pus.edu.vn/meo-con-bo-an-a69741.html