Check-in cột cờ Hà Nội – Biểu tượng quân sự thiêng liêng giữa lòng thủ đô

Check-in cột cờ Hà Nội, nơi được xem là biểu tượng quân sự giữa lòng thủ đô, tạo cho du khách có cơ hội tiếp cận với chứng nhân lịch sử và chạm vào biểu tượng đem đến sự tự hào cho dân tộc.

Check-in cột cờ Hà Nội - Biểu tượng quân sự thiêng liêng giữa lòng thủ đô

Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Cột cờ được xây dựng ở phía Đông của Hoàng Thành Thăng Long, trên nền đất cũ của tòa thành Tam Môn nhà Lê. Ngày nay, cột cờ nằm trong khuôn viên của Bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam, đối diện với vườn hoa Lê Nin.

Với kiến trúc độc đáo, cổ kính với quốc kỳ tung bay trên bầu trời suốt 77 năm qua, cột cờ Hà Nội trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vùng đất nghìn năm văn hiến.

cotco-150Cột cờ được xây dựng từ năm 1805 dưới triều đại của vua Gia Long và qua 7 năm xây dựng, cột cờ được hoàn thành vào năm 1812. Cột cờ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành Thăng Long cách Đoan Môn 300m và cách điện Kính Thiên 500m.

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-1-1550291821Ngày 10/10/1954, cả nước hướng về Kỳ đài Hà Nội chứng kiến giây phút thiêng liêng của Lễ thượng cờ tại Kỳ đài, cũng từ đó hình ảnh cột cờ đã trở thành biểu tượng cho nền độc lập của nước nhà. Năm 1989, cột cờ chính thức được công nhận là di tích lịch sử.

Kiến trúc cột gồm 3 tầng cao và một cột cờ ở trên đỉnh. Tầng một có hình chóp vuông cụt với chiều dài mỗi cạnh 42.5m, cao 3.1m, ở 2 bên có 2 cầu thang làm bằng gạch dẫn lên tầng 2. Giống với tầng 1, tầng 2 cũng có hình chóp vuông cụt, chiều dài mỗi cạnh là 27m, cao 3.7m.

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-6-1550291829

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-3-1550291824Tầng 2 có 4 cửa, ở cửa phía Đông có đề 2 chữ “Nghênh Húc” (nghĩa là đón nhận ánh sáng), cửa Tây là 2 chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), trên cửa Nam là 2 chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), còn cửa Bắc không có đề chữ.

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-4-1550291825Tầng 3 có chiều dài mỗi cạnh là 12.8m, cao 5.1m. Tầng có một cửa đi vào trong ở hướng Bắc. Trong tầng có đường cầu thang với tổng cộng 54 bậc, chiều rộng chỉ vừa 1 người đi, xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Soi sáng và thông khí tầng 3 là 39 lỗ có hình dẻ quạt chạy xung quanh thân cột từ dưới lên trên.

Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành 1 căn phòng bát giác, mỗi cạnh có một cửa sổ, chiều cao của căn phòng là 3.3m. Phần đỉnh cột được lợp ngói, ở giữa có một cột sắt dài 8m, có hệ thống ròng rọc dùng để treo cờ.

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-7-1550291830

co-t-co-ha-no-i-vnexpress-2019-11-1550291835Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thế kỷ XIX đến nay. Đây là niềm tự hào vô cùng lớn lao đối với mỗi người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Trải qua nhiều năm hình thành, hình ảnh cột cờ Hà Nội được sử dụng rất nhiều trong các ấn phẩm văn hóa, đặc biệt là từng xuất hiện trang trọng trên tờ tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong đợt phát hành đầu tiên và mãi mãi sẽ là biểu tượng văn hóa - lịch sử của thủ đô Hà Nội.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN HÀ NỘI GIÁ TỐT:

Khu nghỉ dưỡng Meliá Ba Vì Mountain Retreat

Khách sạn New Era Hà Nội

Khách sạn Hà Nội Pearl

Khách sạn The Chi Boutique Hà Nội

Link nội dung: https://pus.edu.vn/check-co-viet-ha-noi-a66501.html