Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào những từ ngữ đã được sử dụng trong nhan đề để có thể liên hệ và suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Truyện có thể viết về những dòng chữ được viết ra từ một người tù mắc trọng tội.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung trong đoạn 1 và tóm tắt lại nội dung của cuộc trò chuyện
Lời giải chi tiết:
Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thơ lại xoay quanh nội dung về trại giam sắp nhận được sáu tên tù nhân án chém, trong đó người đứng đầu là nhân vật Huấn Cao. Quản ngục tỏ vẻ muốn biệt nhỡn Huấn Cao trong những tháng ngày cuối đời của người tử tù bị giam trong nhà lao tăm tối này.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung của đoạn 1 và tìm ra những chi tiết nhằm miêu tả nhân vật quản ngục.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết nhằm miêu tả nhân vật quản ngục:
- Ngoại hình: Đầu đã điểm hoa râm và râu cũng đã ngả màu. Những đường nhăn nheo trên một bộ mặt tư lự, bây giờ cũng đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn lại mặt nước ao xuân kín đáo, bằng lặng và êm nhẹ.
- Tính cách: có tâm điền tốt và rất thẳng thắn, biết quý trọng nhân tài.
- Sở thích: Sưu tầm chữ để treo ở trong nhà
→ Con người yêu thích cái đẹp.
- Môi trường sống: sống ở trong môi trường ngục tù.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung của đoạn 1
Lời giải chi tiết:
Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân.
Gợi ý:
- Xét theo lẽ thường, quản ngục sẽ phải lệnh cho người trông coi Huấn Cao một cách cẩn thận, nghiêm ngặt và đối xử theo đúng tội của một kẻ tử tù.
- Tuy nhiên, thái độ của viên quản ngục ấy lại có sự khác biệt và có sự biệt đãi đặc biệt với Huấn Cao.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em về chốn lao tù cùng với hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện để đưa ra được suy đoán về địa điểm mà họ đã gặp nhau
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Hoàn cảnh: Trong ngục tù tăm tối, hai nhân vật khác nhau về mọi mặt, đặc biệt là địa vị xã hội → hoàn cảnh vô cùng éo le.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đoạn từ lúc Huấn Cao bị bắt vào nhà lao
Lời giải chi tiết:
Huấn Cao đã được nhận sự biệt đãi của viên quản ngục bằng cách là “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
Phương pháp giải:
Xâu chuỗi lại các sự việc từ đầu văn bản và sự thay đổi trong thái độ của nhân vật Huấn Cao để dự đoán
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Xét vào bình diện xã hội, quản ngục và Huấn Cao đang ở hai vị trí hoàn toàn đối lập với nhau. Vì vậy, chắc chắn Huấn Cao sẽ không thể bằng lòng cho chữ viên quản ngục.
Phương pháp giải:
Xem lại cảnh cho chữ ở trong văn bản trang 26.
Lời giải chi tiết:
Cảnh cho chữ như sau:
* Bối cảnh:
- Không gian: buồng giam tăm tối.
- Thời gian: vào buổi đêm.
* Hành động:
- Người nghệ sĩ tài ba say mê tô từng nét chữ là một người đang sắp phải chịu án tử hình.
- Thầy thơ lại có hành động “run run bưng chậu mực”
- Quản ngục thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”.
→ Trật tự và kỷ cương trong nhà tù đã bị đảo ngược hoàn toàn.
Phương pháp giải:
Xem lại cảnh cho chữ ở trong văn bản trang 26.
Lời giải chi tiết:
* Lời khuyên của nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục:
- Huấn Cao khuyên quản ngục nên bỏ cái nghề này đi rồi hãy tính tới việc chơi chữ.
* Thái độ của quản ngục khi nghe được lời khuyên của Huấn Cao là cảm động
Phương pháp giải:
Nhớ lại ấn tượng của bản thân đối với nhan đề sau đó đối chiếu với nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Nội dung câu chuyện được kể có điểm giống với suy đoán lúc mới đọc nhan đề của tác phẩm.
Hãy xác định tình huống của truyện Chữ người tử tù.
Lời giải chi tiết:
Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù là Cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục có tâm hồn say mê cái đẹp - người đại diện của quyền lực với nhân vật Huấn Cao - một kẻ từ tù cũng là người sáng tạo ra cái đẹp.
=> Tình huống góp phần thể hiện lên tính cách nhân vật cùng với kịch tính của truyện. Nếu xét trên bình diện xã hội thì họ hoàn toàn đối đầu nhau. Nhưng xét trên bình diện về nghệ thuật thì họ lại là những tri âm tri kỉ.
Lời kể về nhân vật quản ngục (ở trong phần 1) là của nhân vật nào? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật đó như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Lời kể về nhân vật quản ngục (ở trong phần 1) là của người kể chuyện (đó là tác giả).
Qua lời kể, người đọc sẽ hiểu cho nhân vật quản ngục một cách khách quan và chân thực hơn.
Sự kiện nào đã tạo ra bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục? Sau sự kiện đó, mối quan hệ của họ đã có những thay đổi như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Ban đầu, trước sự đối đãi đặc biệt của viên quản ngục, Huấn Cao vẫn thản nhiên trước thái độ đối đãi đặc biệt của viên quản ngục, trả lời quản ngục: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”, chấp nhận tất cả sự trả thù.
- Khi hiểu rõ viên quản ngục là một người có thiên lương trong sáng, Huấn Cao đã chấp nhận cho chữ.
- Sau sự kiện đó, mối quan hệ của họ cũng đã thay đổi: Họ đã trở thành những người tri âm, tri kỉ của nhau. Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa thông qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào những chi tiết đó để khái quát về đặc điểm tính cách của nhân vật Huấn Cao.
Lời giải chi tiết:
- Tài năng hơn người:
Không chỉ có biệt tài viết chữ “rất nhanh rất đẹp” mà còn có thêm tài “bẻ khóa vượt ngục” - một con người văn võ song tài.
Người nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp: cảnh cho chữ - một cảnh tượng từ xưa đến nay chưa từng có.
- Khí phách hiên ngang:
Tự do trong suy nghĩ và hành động: “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái”, thái độ “lãnh đạm” trước sự răn đe của tên lính áp giải.
Thái độ khinh bạc và coi thường quyền lực: Dưới mặt Huấn Cao, bọn lính coi ngục cũng chỉ là lũ tiểu nhân đang thị oai nên rất thờ ơ và coi thường. Thản nhiên trước thái độ đối đãi đặc biệt của viên quản ngục, trả lời quản ngục rằng: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”, chấp nhận được mọi sự trả thù.
- Thiên lương trong sáng:
Coi thường của cải và vật chất của nhân vật Huấn Cao: “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ”
Trân trọng cả thiên lương của người khác: “Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Người hướng thiện thể hiện ở chỗ: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi...”.
=> Huấn Cao - một con người tài ba, có cái tâm vô cùng trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
Chỉ ra những yếu tố khiến cảnh cho chữ được biết đến như một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ ấy.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố làm cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng mà “xưa nay chưa từng có”:
Thông thường người ta sẽ sáng tác nghệ thuật tại nơi có không gian rộng rãi và trang nghiêm hay ít nhất là một nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra ở một nơi cái ác ngự trị.
Người nghệ sĩ làm ra những tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về cả tâm lí và thể xác trong khi nhân vật Huấn Cao phải xiềng xích, đeo gông và nhận án tử trong ngày hôm sau.
Người quản ngục là người có quyền lực bắt buộc kẻ tử tù phải làm gì nhưng ở đây ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn và có quyền cho hay không cho chữ.
- Ý nghĩa của cảnh tượng:
Ca ngợi về tấm lòng vô cùng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao cùng viên quản ngục.
Ca ngợi về sự chiến thắng của cái đẹp dù đang ở nơi u ám nhất.
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn có trong con người của nhân vật Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm về thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp nào thông qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
Lời giải chi tiết:
Cái đẹp có thể được tạo ra từ những nơi xấu xa, tăm tối nhất.
Cái đẹp có khả năng cảm hóa được con người.
Cái đẹp với cái thiện không thể nào tách rời nhau. Một nhân cách đẹp bao giờ cũng sẽ là sự thống nhất giữa cái tâm với cái tài.
Nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy được giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả Nguyễn Dữ) và nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù, tác giả Nguyễn Tuân)
Lời giải chi tiết:
Họ đều là những người anh hùng vô cùng dũng cảm và có thiên lương trong sáng: Tử Văn dám châm lửa đốt đền của một tên tướng giặc gây hại cho dân. Huấn Cao dám khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát và suy tàn.
Viết đoạn văn (dài khoảng 150 chữ) phân tích về một yếu tố nghệ thuật đặc sắc ở trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Gợi ý:
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, tác giả Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Tác giả đã tạo ra một cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục - đại diện cho quyền lực, nhưng lại có lòng say mê cái đẹp với nhân vật Huấn Cao - một kẻ từ tù cũng là người sáng tạo ra cái đẹp. Trước khi được giải tới kinh thành để hành hình, nhân vật Huấn Cao đã bị đưa đến trại giam ở tỉnh Sơn. Viên quản ngục ở đây vốn đã nghe danh Huấn Cao là một người tài viết chữ đẹp nên đã ngưỡng mộ từ lâu. Khi kẻ tử tù tới trại giam, viên quản ngục đã có ý đối xử đặc biệt, nhưng chỉ nhận lại được sự khinh bạc. Đến khi nhận ra được tấm lòng mà viên quản ngục dành cho ông, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra ở trong phòng giam vô cùng chật hẹp và tối tăm, nhưng những nét chữ “rồng bay phượng múa” ấy lại thể hiện cái chí to lớn của một con người. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục thoát ra khỏi nơi nhà lao để giữ lấy cái “thiên lương trong sáng”. Viên quản ngục khi nghe xong lời khuyên của Huấn Cao thì cảm động và chắp tay vái lạy rồi nói rằng: “Kẻ mê muội này xin lĩnh ý”. Ở đây, nếu xét về bình diện xã hội, họ đối đầu với nhau. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là những tri âm tri kỉ. Tình huống góp phần thể hiện lên tính cách nhân vật cũng như kịch tính của truyện.
Soạn bài Chữ người tử tù sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi trên lớp, đồng thời các em cũng có thể hiểu rõ nội dung và nghệ thuật tác giả muốn truyền tải. Theo dõi bài viết phía trên để nắm vững thông tin của tác phẩm này. Ngoài ra, nếu các em muốn học thêm về những tác phẩm văn học khác của chương trình ngữ văn 10 nói riêng hay kể cả những kiến thức thuộc môn học khác nữa, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học sau đó trải nghiệm học tập cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Link nội dung: https://pus.edu.vn/soan-bai-chu-nguoi-tu-tu-lop-10-ket-noi-tri-thuc-a64226.html