Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Vân đã có kinh nghiệm 07 năm làm Bác sĩ nội trú và Bác sĩ điều trị Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đặc biệt, bác sĩ Vân có thế mạnh về chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hồi sức sơ sinh, bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, nuôi dưỡng, các vấn đề thường gặp trẻ sơ sinh.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là bệnh mắt khá phổ biến, với dấu hiệu thường gặp nhất là đỏ mắt. Do trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn yếu nên nếu viêm kết mạc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây mù.
Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc có triệu chứng điển hình là mí mắt bị sưng, đỏ. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể do tắc tuyến lệ, nhiễm virus hay vi khuẩn truyền từ mẹ sang con.
Các loại viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh phổ biến gồm:
Chlamydia trachomatis có thể gây viêm kết mạc và nhiễm trùng sinh dục. Phụ nữ nhiễm vi khuẩn chlamydia không được điều trị trước khi sinh có thể lây truyền cho bé.
Các triệu chứng của viêm kết mạc do Chlamydia gồm đỏ mắt, sưng mí mắt và dử mắt dạng mủ, xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh.
Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác cơ thể. Vi khuẩn có thể lây nhiễm sang phổi và vòm họng.
Neisseria gonorrhoeae gây viêm kết mạc lậu cầu. Phụ nữ bị bệnh lậu không điều trị và can thiệp có thể truyền vi khuẩn cho bé trong khi sinh.
Các triệu chứng thường gồm mắt đỏ, dử mắt dạng mủ đóng dày và sưng mí mắt. Viêm kết mạc loại này thường bắt đầu từ 2 - 4 ngày sau khi sinh, có thể đi kèm với nhiễm trùng máu, viêm não - màng não.
Khi trẻ sơ sinh được nhỏ thuốc nhỏ mắt giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, mắt có thể bị kích thích, có phản ứng dị ứng. Các triệu chứng dị ứng thuốc nhỏ mắt thường gồm mắt đỏ nhẹ, một số trường hợp sưng mí mắt. Các triệu chứng này có thể kéo dài chỉ trong 24 đến 36 giờ.
Vi rút và vi khuẩn khác ngoài 2 loại trên có thể gây viêm kết mạc khá nhiều. Ví dụ, vi khuẩn sống trong âm đạo của mẹ và không lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây viêm kết mạc.
Ngoài ra, các loại virus gây ra mụn rộp sinh dục và miệng cũng có thể gây viêm kết mạc sơ sinh và làm tổn thương mắt nghiêm trọng. Người mẹ có thể truyền virus này cho con trong khi sinh.
Viêm kết mạc do virus herpes thì ít phổ biến hơn do lậu và chlamydia gây ra. Các triệu chứng bao gồm mắt đỏ và mí mắt bị sưng, một số trường hợp có đi kèm với mủ mắt.
Trước đây, việc điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh thường dùng bạc nitrat nhưng hiện nay đã chuyển sang các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh thay thế. Viêm kết mạc sơ sinh do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra có thể được điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh.
Một số tình trạng nhẹ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Các kháng sinh khác được dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nếu bệnh nặng có thể kết hợp thuốc nhỏ tại chỗ, kháng sinh đường uống, tiêm tĩnh mạch. Rửa mắt bị nhiễm trùng bằng dung dịch nước muối sẽ giúp loại bỏ dử mắt dạng mủ bị tích tụ và một phần tác nhân gây bệnh.
Viêm kết mạc do tắc tuyến lệ có thể được điều trị bằng cách massage nhẹ nhàng vùng giữa mắt và mũi. Nếu bệnh không hết sau 1 tuổi, có thể cần phải được can thiệp bằng thủ thuật thông lệ đạo...
Với từng nhóm nguyên nhân virus hay vi khuẩn gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có những cách điều trị đặc hiệu riêng.
Thường dùng thuốc kháng sinh uống như erythromycin. Không thể chỉ điều trị tại chỗ vì không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ, những vi khuẩn này có thể gây viêm phổi nguy hiểm.
Hiệu quả điều trị của erythromycin toàn thân đạt là khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ như thuốc mỡ erythromycin.
Thường kết hợp với nhỏ thuốc, tra thuốc tích cực, tình trạng nặng nên cân nhắc dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) để điều trị. Nếu không được điều trị tốt, trẻ có thể bị loét giác mạc và dễ dẫn đến mù lòa.
Ngưng nhỏ, đổi thuốc cho trẻ, trẻ thường sẽ khỏe hơn sau từ 24 đến 36 giờ, đồng thời kết hợp với chăm sóc bằng thuốc dưỡng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn dùng thuốc kháng sinh phù hợp ở dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị, có thể xem xét tới kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn thứ phát ở các trường hợp dị tật bẩm sinh.
Các viêm kết mạc do virus thì điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm, dùng các thuốc bôi trơn bảo vệ nhãn cầu.
Việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh hầu hết không quá phức tạp, điều quan trọng là cha mẹ cần sớm phát hiện và đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ sơ sinh có bất cứ triệu chứng nào nghi của viêm kết mạc, hãy đưa ngay tới bệnh viện mắt hoặc chuyên khoa nhi để khám.
Các bà bầu khi mang thai cần được theo dõi, xét nghiệm tìm và loại trừ một số bệnh như lậu, giang mai...
Trong khi mang thai và trước khi sinh, phụ nữ nhiễm virus, vi khuẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tìm cách giảm thiểu nguy cơ lây lan sang trẻ. Ngoài ra, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt có dấu hiệu của viêm kết mạc thì cha mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiển ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://pus.edu.vn/viem-ket-mac-o-tre-so-sinh-bao-lau-thi-khoi-a64169.html