Có tích truyền rằng mâm cỗ trung thu là để cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng là nhận món quà tổ tiên dành cho con cháu, với ước mong gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc. Chính vì thế, trong ngày tết Trung thu mâm cỗ thường được bày trí đẹp mắt, với ngũ quả (5 loại quả ở trạng thái xanh chín khác nhau được sắp xếp theo quy luật âm dương trong vũ trụ và tương thích với thuyết ngũ hành) tượng trưng cho sự cân bằng âm dương và được xem như một biểu tượng của sự kính trọng, lòng biết ơn và tình đoàn kết trong gia đình.
Truyền thống người Việt ta sẽ bày mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo, hoa quả cùng các loại đồ chơi truyền thống. Mâm cỗ được bày biện vun cao dần lên thể hiện mong muốn được đầy đủ, viên mãn của người dân.
Mâm cỗ trung thu truyền thống còn cho thấy tấm lòng của con cháu trong gia đình. Mâm cỗ được chuẩn bị chu đáo sẽ cho thấy thành ý của người đời sau.
Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của từng gia đình mà có thể bày biện theo nhiều cách, nhưng sẽ không thể thiếu các món dưới đây.
Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, dựa theo thuyết duy vật cổ đại: tất cả mọi vật đều được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Một mâm có 5 loại quả tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.
Từ "quả" trong mâm ngủ quả cũng mang ý nghĩa về sự sung túc, ngoài ra còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở.
Mâm ngũ quả truyền thống được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa ngũ phúc lâm môn, cầu "Phúc, quý, thọ, khang, ninh".
Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu được bày biện với các lại trái cây mùa thu, chủ đạo thường gồm chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm, là sự kết hợp âm dương thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ.Nải chuối chín thơm lừng, quả hồng đỏ mang hy vọng, quả na với nhiều hạt mắt mang ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp và quả lựu là sự ngọt ngào may mắn.Nếp sống hiện đại đầy đủ, người ta bày mâm ngũ quả với không chỉ 5 loại quả chủ đạo trên mà còn thêm vào các loại trái cây vùng miền khác cho mâm quả thêm sinh động, nhưng vẫn theo tâm hướng cầu may lành, và dù cho trưng bày bao nhiêu, mâm cỗ vẫn được gọi là mâm ngũ quả với ý nghĩa vốn có của nó.
Ngày trung thu không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bành dẻo dâng lên tổ tiên cũng như thưởng thức cùng các thành viên trong gia đình. Đây cũng được xem là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng cho một mùa vụ bội thu, cảm ơn đất trời. Vì thế bánh trung thu được làm hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm ơn thiên nhiên.
Ý nghĩa của bánh trung thu là tượng trưng cho sự trọn vẹn, sung túc và đoàn viên của gia đình. Bánh trung thu dẻo hình tròn biểu thị sự đoàn viên, trong khi màu trắng của bánh thể hiện sự thủy chung và khăng khít của vợ chồng. Bánh trung thu nướng thể hiện sự bền chặt, vĩnh cửu và ý nghĩa rằm tháng 8 trong cuộc sống. Ngoài ra, nhân bánh trung thu có nhiều vị mặn, ngọt thể hiện sự ấm áp và đầy đủ yêu thương của gia đình.
Nhân dịp tết trung thu, trẻ con được vui chơi thỏa thích và được người lớn tặng bánh trung thu cùng những chiếc đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn thỏ ngọc, đèn cá chép...
Đèn trung thu truyền thống với nhiều kiểu dáng các con vật khác nhau với những ý nghĩa tượng trưng dân gian được gửi gắm:
Đèn con cóc biểu hiện hàm ý cầu mưa thuận gió hòa
Đèn cá chép bắt nguồn từ tích Cá chép vượt ngũ môn, cá chép hóa rồng với ý nguyện cầu cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu giỏi giang.
Đèn ông sao tượng trưng cho sự hài hòa trong cuộc sống
Mâm cỗ trung thu truyền thống ở mỗi vùng sẽ có những thành phần khác nhau. Tùy theo điều kiện và niềm tin mỗi vùng mà mâm cỗ sẽ có những biến tấu cho phù hợp. Dù vậy, mâm cỗ nơi đâu cũng sẽ có các món ăn dân dã, bánh trung thu, đèn lồng và mâm ngũ quả.
Người dân miền Bắc cũng bắt đầu chuẩn bị cho Tết trung thu từ đầu tháng 8 và việc chuẩn bị mâm cỗ rất được coi trọng. Mâm cỗ Trung thu ở Miền Bắc thường được bày biện cầu kỳ với những loại quả, quà bánh. Thức cúng cũng mang đặc trưng của mùa Thu miền Bắc: cốm xanh, hồng chín, trà ướp sen hay hoa nhài,…
Ngoài ra, tết Trung thu ở miền Bắc cũng là ngày tết dành cho thiếu nhi chính vì thế mà mâm cỗ ngày rằm cũng được trang trí bắt mắt hơn hơn. Có nhiều loại bánh ngọt và đồ chơi được khéo léo chuẩn bị cho trẻ em. với chó bông được làm từ bưởi, ông tiến sĩ giấy, các loại lồng đèn, bánh nướng bánh dẻo hình con cá hay đàn lợn.
Người dân các tỉnh miền Trung quan niệm có gì cúng nấy. Thường chỉ là để tỏ lòng thành kính, thành tâm dâng cúng tổ tiên. Trong mâm cỗ cũng có đủ đầy các loại bánh nướng, đèn truyền thống, hoa quả. Chủ yếu là các hoạt động diễn xướng, trò chơi độc đáo: thả đèn hoa đăng, lễ hội đèn lồng,....
Khác với miền bắc và miền Trung, người dân miền Nam thường coi ngày Tết trung thu là tết đoàn viên. Trong mâm cỗ của bà con miền Nam cũng có bánh dẻo, bánh nướng và mâm ngũ quả. Tuy nhiên, mâm ngũ quả của bà con Miền Nam có sự khác biệt hơn với các loại quả: mãng cầu, đu đủ, xoài, dừa và sung để thể hiện sự mong cầu “cầu đủ vừa xài sung sướng”.
Miền Nam cũng là nơi có nhiều cộng đồng người Hoa sinh sống. Do vậy mà Tết trung thu ở miền Nam cũng rất đặc sắc với nhiều hoạt động múa lân sư rồng, trình diễn hoa đăng. Đây là một trong những đặc trưng của mùa Tết trung thu ở miền Nam.
Cách bày biện và trang trí mâm cỗ trung thu truyền thống khá đơn giản. Cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp mắt sẽ tuân thủ những nguyên tắc sau:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả để tạo nên một điểm nhấn chính.
Tiếp theo, hãy đặt riêng một đĩa sạch để bày trí đĩa bánh kẹo.
Kế đến, bạn sắp xếp đĩa bánh Trung thu (bao gồm bánh dẻo và bánh nướng) một cách hợp lý trên mâm cỗ.
Để tạo thêm sự độc đáo, hãy bày trí lồng đèn ông sao phía sau mâm ngũ quả.
Gần đây, xu hướng trang trí mâm cỗ bằng tạo hình hoa quả đang rất thịnh hành. Bạn có thể biến tấu những trái cây quen thuộc thành các con vật hoặc hình ảnh dễ thương để trang trí cho mâm cỗ.
Link nội dung: https://pus.edu.vn/mam-trung-thu-dep-a63750.html