Mút tay là một thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, hành vi này không nhận được sự ủng hộ của các bậc cha mẹ. Vậy, trẻ hay mút tay phải làm sao? Cách trị tật mút tay là gì?
Nếu bạn đang bực mình vì thói quen mút tay của bé cưng và muốn bé ngừng ngay hành vi này, hãy tham khảo ngay 11 cách trị tật mút tay cho trẻ được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Mút tay là một phản xạ nguyên thủy xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh. Khi còn ở trong bụng mẹ, nhiều em bé đã cho sâu ngón tay vào trong miệng và bạn có thể thấy trong rất nhiều bức ảnh siêu âm.
Khoảng 18% trẻ em từ 2 đến 4 tuổi có thói quen mút tay. Đến 4 tuổi, hầu hết các bé ngừng thói quen này một cách tự nhiên khi kỹ năng tự quản lý phát triển hơn. Mặc dù vậy, một số vẫn “cố” duy trì tật mút ngón tay nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.
Hành vi mút tay ở trẻ gắn liền với cảm giác tự tin và thoải mái. Nghiên cứu cho thấy thói quen này được khởi xướng để kích thích các thụ thể ở vòm miệng và nhận được sự cân bằng cơ bắp để giải phóng căng thẳng về tâm lý và thể chất. Vì vậy, mút tay có thể có liên quan mật thiết đến sự trưởng thành về tâm lý - tình cảm của trẻ.
Bên cạnh đó, mút ngón tay cái giúp làm dịu những cơn đau nướu trong giai đoạn mọc răng cũng như giúp bé bớt sợ hãi.
Cách trị tật mút tay cho bé đầu tiên là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ, ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ cai mút tay một cách dễ dàng hơn.
Làm sao để trẻ không mút tay nữa? Phần thưởng cũng là một biện pháp hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.
Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay thì mẹ hãy áp dụng cách bỏ mút tay cho bé sau đây. Hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc.
Với biện pháp “đảo ngược” này, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi khi mút ngón tay và sẽ ngưng thói quen này lại.
Nhiều cha mẹ thắc mắc phải làm sao để trẻ không mút tay nữa? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn tương tự, hãy yêu cầu bé chỉ được mút tay khi ở một mình.
Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Với cách trị tật mút tay này, chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn tật mút tay đấy!
Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay bé một chất lỏng có vị mà bé không thích như cay, đắng chua… Điều này sẽ ngăn không cho bé mút tay bằng cách khiến bé nếm được mùi vị khó chịu trên đầu ngón tay.
Mẹo giúp bé hết mút tay là bố mẹ không nên dùng hình phạt hoặc những phương pháp tiêu cực khác để trị thói quen mút tay của bé. Hãy nhẹ nhàng với bé, để trẻ từ bỏ thói quen này một cách tự nhiên.
Bạn vẫn còn thắc mắc cách trị tật mút tay cho trẻ là gì? Nhìn thấy bé vẫn mút tay dù bố mẹ đã làm mọi cách chắc chắn khiến bạn rất thất vọng. Tuy nhiên, dù có bực tức thế nào đi nữa thì ba mẹ cũng đừng la bé vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Một mẹo khác giúp bé hết mút tay là bạn hãy bắt bé ngưng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, bạn hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé cai mút tay.
Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng mẹo cai mút tay cho bé sau đây.
Khi bạn thấy con mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, bạn thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi dùng cả hai tay.
Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang đọc cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.
Cách trị tật mút tay cho trẻ là gì? Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.
Nếu bé còn quá nhỏ để có thể cai mút tay. Lúc này, cách bỏ mút tay cho bé là mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.
Lưu ý: Khi áp dụng các cách trị tật mút tay cho trẻ, bố mẹ đừng quá cứng rắn khi ép buộc bé phải ngưng thói quen này mà hãy đợi cho đến lúc bé sẵn sàng để từ bỏ.
Qua những chia sẻ trên, hẳn mẹ đã biết thêm một số cách trị tật mút tay cho bé rồi đúng không? Để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Link nội dung: https://pus.edu.vn/tre-mut-tay-phai-lam-sao-a62926.html