Sử quân tử thường được trồng như một loại cây cảnh ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, ít người biết đến sử quân tử là một vị thuốc nam được sử dụng trong điều trị giun sán ở trẻ em và người lớn rất hiệu quả.
Cây sử quân tử còn được gọi với một số cái tên khác như là quả giun, sử quân, dây giun, quả nấc, mác giáo thun, mạy lăng cường. Cây có tên khoa học là Fructus Quisqualis Indica L, nó thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Đây là một loại dây leo có lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa sử quân tử có hình ống, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hoặc ở phần ngọn cành. Quả sử quân tử có hình trái xoan, đầu trên nhọn, còn dưới hơi tròn. Khi chín quả có màu nâu sẫm, mặt cắt ngang quả hình sao 5 cánh.
Trong quả chứa một hạt hình thoi, vỏ màu nâu sẫm, dễ bóc, phần nhân bên trong mềm có màu vàng, vị ngọt, không mùi.
Sử quân tử dược liệu là phần nhân hạt. Sau khi thu hái quả vào tháng 9-10, loại bỏ phần vỏ, lấy nhân bên trong sao thơm hoặc để cả vỏ giã nát. Cách bào chế khác là ngâm phần nhân trong nước qua đêm, sau đó sao vàng, bỏ lớp màng bên ngoài. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng.
Trong sử quân tử dược liệu có chứa từ 20 - 27% chất dầu béo màu xanh lục, sền sệt, vị nhạt. Ngoài ra, trong sử quân tử còn có chất gôm, đường, oleic, stearic, linoleic,... 19 - 20% axit citric và kali quisqualat.
Sử quân tử là một vị thuốc dân gian đã được dùng từ lâu đời. Sách địa chí có chép: Quách sứ quân ở Phiên châu sử dụng nó để chữa cho trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các thầy thuốc mới gọi là sử quân tử.
Tính chất của vị thuốc sử quân tử theo các sách cổ như sau:
Trên thực tế, sử quân tử thường được dùng trong điều trị giun đũa với liều 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 20g. Có thể dùng riêng vị sử quân tử hoặc phối hợp với những vị thuốc tẩy giun khác như binh lang (hạt cau) và đại hoàng.
Vị thuốc sử quân tử còn được sử dụng dưới dạng thuốc sắc ngậm chữa đau nhức răng, ngậm nhiều lần trong ngày, không kể liều lượng.
Vị thuốc sử quân tử là lành tính, không có độc, nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý không dùng với trà nóng. Nếu sử dụng cùng có thể gây tiêu chảy.
Những người bị tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều sử quân tử bởi sẽ bị nấc. Nếu như dùng liều quá cao có thể gây nôn mửa, chóng mặt, khó chịu. Do đó, nên sử dụng sử quân tử theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo an toàn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://pus.edu.vn/cay-hoa-quan-tu-a62604.html