Bạn có biết, cây hoa sứ trong phong thủy là biểu tượng của sự sung túc, thịnh vượng cực kỳ nổi tiếng. Nếu được đặt đúng cách sẽ giúp gia đạo bình an, kinh doanh phất lên như diều gặp gió. Ngoài ý nghĩa trên, loài cây này còn mang ý nghĩa nào khác? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau.
Cây hoa sứ hay còn được gọi là cây bông sứ, phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài thân gỗ, phân thành nhiều cành nhánh khẳng khiu, vỏ cây màu xám và có hoa mọc thành cụm.
Cây hoa sứ thường được phân loại và nhận dạng dựa trên màu sắc của nó. Trong đó, loại phổ biến nhất tại Việt Nam là hoa sứ đại với sắc trắng tinh khôi, hương thơm nồng nàn. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh loài hoa này tại đền, chùa, đình, miếu.
Kế tiếp là loài hoa sứ Thái với màu hồng kiều diễm nổi bật, thân cây thấp hơn những loài khác. Ngoài ra, loại sứ cát tường, sứ hoàng lộc, sứ cùi, sứ bướm tiên cũng là loại được dân chơi cây kiểng, bonsai đặc biệt yêu thích.
Ngày nay, hoa sứ đã trở nên vô cùng phổ biến trong các vườn cây cảnh của gia đình Việt. Điều này không chỉ xuất phát từ vẻ đẹp thu hút, hương thanh tao ngọt dịu, mà còn bởi những ý nghĩa phong thủy cát lành.
Vậy cây hoa sứ trong phong thủy có ý nghĩa gì?
Biểu tượng của thịnh vượng, may mắn
Từ lâu, cây hoa sứ đã được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Khi được trồng trước nhà, trước cửa hàng hoặc công ty mang đến vận may kinh doanh, tài chính dồi dào. Cây còn được biết đến với khả năng xua tan tà ma, âm khí, bảo vệ gia đình khỏi những xui xẻo và tai ương.
Tượng trưng cho sự trường thọ
Hoa sứ là loài có sức sống bền bỉ, mãnh liệt ngay cả dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì thế, cây hoa sứ trong phong thủy còn mang ý nghĩa của sự trường thọ, sức khỏe dồi dào.
Khi được trồng ở vị trí thích hợp giúp gia chủ có một sức khỏe tốt, ít bệnh tật ốm đau. Năng lượng tích phát ra từ cây giúp xóa tan mọi phiền não, tâm trí luôn cảm thấy thư thái và bình an.
Biểu tượng của thuần khiết thanh cao
Hoa sứ với hình dáng đẹp, màu sắc trang nhã, từ lâu đã là biểu trưng cho sự thuần khiết và thanh tao. Sự hiện diện của cây làm bừng sáng, sang trọng của một không gian. Trong Phật giáo, hoa sứ còn đại diện cho sự an lành, giác ngộ và bình yên. Loại hoa này thường được trồng tại các đền thờ, chùa chiền cũng chính bởi thế.
Giúp cải thiện các mối quan hệ
Năng lượng tích cực của cây hoa sứ giúp cân bằng cảm xúc, khuyến khích sự yêu thương giữa các thành viên. Vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết trở thành “cầu nối” gắn kết, vun đắp cuộc sống gia đình tràn ngập hạnh phúc.
Vậy còn ý nghĩa riêng của cây hoa sứ trong phong thủy theo từng màu sắc thì sao?
Hoa sứ trắng: màu trắng thuần khiết giúp thanh lọc tâm hồn, mang đến sự an lành và bình yên cho gia chủ. Năng lượng nhẹ nhàng giúp kiềm chế sự nóng giận, hạn chế xung đột và mâu thuẫn xảy đến.
Hoa sứ hồng: sắc hồng dịu dàng đã trở thành biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa sứ hồng được cho là có thể duy trình hạnh phúc lứa đôi thêm bền chặt và son sắc.
Hoa sứ đỏ: trong phong thủy, hoa sứ đỏ mang ý nghĩa của sự sung túc, tài lộc thịnh vượng. Khi được đặt ở những vị trí quan trọng: cửa ra vào, phòng khách,… có thể kích hoạt vận may, công danh sự nghiệp thuận lợi như “cá gặp nước”.
Hoa sứ vàng: sắc vàng cao quý khiến hoa sứ có mối liên kết tuyệt vời với sự giàu có, cao quý. Nó mang đến tài khí mạnh mẽ, thúc đẩy khả năng kiếm tiền và thu giữ tiền tài.
Ý nghĩa to lớn của cây hoa sứ trong phong thủy thì hẳn không còn phải bàn cãi. Nhưng chỉ khi được đặt ở vị trí thích hợp mới có thể phát huy được toàn bộ những ý nghĩa này.
Vị trí trước nhà
Cây hoa sứ trong phong thủy có nên đặt trước nhà không? Theo chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể đặt trước nhà mà không cần lo lắng vấn đề kiêng kỵ. Dáng vẻ thanh nhã với hương thơm dịu dàng, tinh tế sẽ mang lại ấn tượng cực tốt cho những vị khách ghé thăm. Ưu tiên đặt cây theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và chếch về một bên để tránh cản trở lối đi.
>>> Xem thêm: 8 Loại Cây Không Nên Trồng Trước Cửa Nhà Kẻo Xui Xẻo, Mất Lộc
Trong sân vườn hay góc ngồi ngoài trời
Cây hoa sứ trong phong thủy thích hợp trồng ở nhiều vị trí khác nhau trong sân vườn. Đặc biệt là có thể tạo bóng mát cho khu vực thư giãn ngoài trời của gia đình. Bạn có thể sắp xếp thêm một số loài cây khác xung quanh để không gian thêm hài hòa, sống động.
Phòng khách, ban công
Nếu bạn đang sống trong một ngôi nhà phố, chung cư khiến cho việc bố trí một cây hoa sứ trước nhà gặp nhiều khó khăn? Nếu vậy, hãy mang chúng tới phòng khách, ban công để trang hoàng không gian sống. Đây sẽ là “bộ máy lọc khí” hiệu quả từ thiên nhiên, giúp không gian thêm trong lành và thanh mát.
>>> Xem thêm: 25+ Loại Cây Phong Thủy Để Phòng Ngủ Thư Giãn, Hút Tài Lộc
Để luận đoán màu sắc cây hoa sứ phù hợp cho từng bản mệnh, người ta căn cứ vào quy luật ngũ hành. Nếu chọn được cây có màu sắc tương sinh, tương hợp thì gia chủ bổ trợ thêm vượng khí, may mắn. Tránh chọn màu sắc tương khắc khiến bản thân bị tiêu hao sinh khí, gặp nhiều khó khăn.
Cây hoa sứ trong phong thủy một khi đã yên vị thì cần hạn chế việc di chuyển thường xuyên. Ngoài ra, cũng không nên đặt chúng cạnh một số loại cây có âm khí nặng nề: cây dâu, cây xương rồng, cây bạch đàn,…
Để tăng cường hiệu quả cho cây hoa sứ trong phong thủy, bạn có thể ứng dụng một số cách sau:
Cây hoa sứ có khả khả năng phát triển nhanh, cần đảm bảo khi cây đạt đến kích thước tối đa vẫn “tương xứng”, không đánh mất đi sự liền mạch trong không gian.
Nếu ngôi nhà của bạn đủ rộng thì có thể chọn cây có kích thước lớn, tán rộng. Còn nếu không gian hạn chế thì có thể mua dáng bonsai nhỏ gọn, tạo sự uyển chuyển trong không gian.
Ngoài ra, dù sở hữu hình dạng đẹp mắt nhưng phần lá và nhựa cây lại chứa độc tố gây hại với sức khỏe. Nếu để nhựa dính vào da có thể gây ra hiện tượng mẩn đỏ, nóng rát khó chịu. Trường hợp ăn phải còn gây ra hiện tượng ngộ độc, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim,… nên cần hết sức cẩn trọng khi tiếp xúc.
Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ được ý nghĩa, cách đặt và một số lưu ý với cây hoa sứ trong phong thủy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải thích về xây nhà trọn gói - nội thất, liên hệ ngay với Xây Dựng Á Âu để được hỗ trợ nhé!
Link nội dung: https://pus.edu.vn/cay-hoa-su-a62157.html