Hôm nay Bitek sẽ hướng dẫn bạn cách đấu rơ le thời gian 8 chân và rơ le thời gian là gì. Rơ le thời gian 8 chân là linh kiện được sử dụng nhằm mục đích trì hoãn thời gian đóng, mở của các thiết bị khác trong hệ thống.
Rơ le thời gian được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Nó sẽ thiết lập thời gian đóng mở hoặc hẹn giờ để kích hoạt xung. điều chỉnh tiếp điểm bằng tay dễ dàng hơn.
Chúng ta cùng đi sâu hơn về rơ le thời gian nhé
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cụ thể cách đấu contactor 3 pha LS
- Rơ le thời gian là sự kết hợp của rơ le đầu ra cơ điện và mạch điều khiển, các tiếp điểm sẽ mở hoặc đóng trước hoặc sau một khoảng thời gian đã chọn trước.
- Rơ le thời gian được dùng để tạo thời gian trễ của hệ thống hoạt động lúc chuyển mạch giữa các khí cụ trong mạch điện. Thời gian chuyển mạch của rơ le thời gian có thể từ khoảng vài giây đến vài giờ. Nó sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của các kỹ sư đạt ra cho hệ thống điều khiển của mình.
- Hai bộ định thời gian được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạch điện. Là bộ đếm thời gian trễ và bộ hẹn giờ rơ le tắt. Hai bộ định thời gian này về chức năng thì giống nhau nhưng về cách thức hoạt động trì hoãn sẽ khác nhau.
Ngoài ra còn có một số loại rơ le thời gian thông dụng khác:
- Rơ le thời gian có nhiều định dạng: Rơ le thời gian dùng khí nén (Pneumatic Timing Relay), rơ le thời gian cơ khí (dùng lò xo xoắn hoặc dây thiều), rơ le thời gian dùng mạch điện từ (lấy linh kiện bán dẫn tạo ra độ trễ thời gian)
- Trên thị trường hiện nay đã có lại rơ le thời gian 8 chân. Công năng của rơ le thời gian 8 chân là để kết nối và có thêm một lỗ khóa ở giữa, được dùng để cố định vị trí của rơ le thời gian 8 chân.
Sau đây chúng ta cùng xem qua về cách đấu rơ le thời gian 8 chân.
Xem thêm: Hướng dẫn đấu cầu dao đảo chiều 3 pha 4 cực
- Rơ le thời gian 8 chân hoạt động dựa trên nguyên lý lực điện từ khi có điện cuộn dây trở nên nhiễm từ trong rơ le 8 chân như hình vẽ ở đây có 2 tiếp điểm chung 2 tiếp điểm thường mở và 2 tiếp điểm thường đóng rơ le điều khiển một mạch điện bằng cách đóng mở tiếp điểm trong mạch khác.
Trên mỗi chân của rơ le thời gian 8 chân đều có các số thứ tự để kỹ sư hoặc nhân viên kỹ thuật có cách đấu rơ le thời gian vào hệ thống điện của mình tốt nhất. Vậy bạn đã hiểu ý nghĩa của các chân kết nối chưa ? Cùng Bitek phân tích về vấn đề này nhé. Dưới đây là những điều cần về cách đấu rơ le thời gian 8 chân:
- Chân thứ 7 và thứ 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong rơ le, chân thứ 7 mang điện tích dương (+) và chân thứ 2 mang điện tích âm (-)
- Chân thứ 8 và 1 là chân chung cho 2 bộ tiếp điểm.
- Chân thứ 3 kết nối với chân thứ 1 tạo ra tiếp điểm thường mở
- Chân thứ 4 kết nối với chân thứ 1 tạo ra tiếp điểm thường đóng
- Chân thứ 6 kết nối với chân thứ 8 tạo ra tiếp điểm thường mở.
- Chân thứ 5 kết nối với chân thứ 8 tạo ra tiếp điểm thường đóng.
- Khi bạn cấp nguồn điện cho cuộn dây của rơ le thời gian 8 chân dưới sự kết hợp thông qua 2 chân nguồn (chân thứ 7 và chân thứ 2) và các tiếp điểm của rơ le thời gian sẽ không thay đổi trạng thái ngay lập tức khi kích hoạt.
- Mà phải mất một khoảng thời gian được định trước (cài đặt thời gian trễ trên rơ le thời gian) được tính từ lúc cấp điện. Và rồi dòng điện sẽ đi đến các tiếp điểm của rơ le chuyển trạng thái từ đang mở thành đóng hoặc từ đóng sang mở.
- Sau khi các tiếp điểm chuyển đổi trạng thái thì hệ thống truyền động vẫn hoạt động bình thường và không bị ngắt trong quá trình rơ le thời gian hoạt động theo chu kỳ. Khi ta ngắt điện hệ thống khởi cuộn dây rơ le thời gian thì các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Xem thêm: Công tắc hành trình là gì
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết cách đấu rơ le thời gian 8 chân, bạn có thể dựa vào sơ đồ và ý nghĩa của các chân đấu để lắp đặt rơ le thời gian 8 chân cho hệ thống vận hành của mình, chúc bạn thành công.
Nếu bạn đang bâng khuâng chưa biết mua thiết bị rơ le thời gian 8 chân ở đâu tốt nhất thì bạn có thể liên hệ Bitek chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị điện chính hãng với thời gian bảo hành dài hạn.
Link nội dung: https://pus.edu.vn/cach-dau-relay-8-chan-a62138.html