Được mệnh danh là vị vua không ngai trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, đèo Ô Quy Hồ đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ trong giới “phượt” thủ mà còn hấp dẫn du khách thập phương. Hành trình chinh phục những cung đường quanh co dẫn lối lên cảnh sắc mây trời hùng vĩ hứa hẹn đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Sa Pa. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.
Cẩm nang khám phá đèo Ô Quy Hồ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thi vị của thiên nhiên Tây Bắc (Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập)
Để giúp bạn có cái nhìn khái quát về đèo Ô Quy Hồ, bài viết đã tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến vị trí - địa hình, nguồn gốc tên gọi và giá vé tham quan của danh lam thắng cảnh này.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Ô Quý Hồ, đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây, nằm trên trục Quốc lộ 4D và địa giới hành chính hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 15km về hướng Tây Bắc. Tên chính thức của địa danh này ở đường phân thủy (đường chia nguồn nước của hai lưu vực liền kề nhau) là đèo Trạm Tôn. Dáng hình con đèo phác họa nên những đường cong mềm mại trong tổng thể bức tranh sơn thủy, điểm xuyết bởi những tầng sương mây bảng lảng và sắc xanh thăm thẳm của rừng ngàn.
Vị trí của Ô Quy Hồ trên bản đồ vệ tinh (Nguồn: Google Maps)
Hình ảnh của Ô Quy Hồ Sa Pa trên thực tế (Nguồn: Viet Fun Travel)
Đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển và có độ dài khoảng 50km với những cung đường bám sát vách núi dựng đứng hiểm trở. Đây là con đèo dài nhất Tây Bắc, vượt trội hơn hẳn những điểm đến khác trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam bao gồm: đèo Mã Pí Lèng thuộc địa phận tỉnh Hà Giang (chiều dài 20km, độ cao 1.500m), đèo Pha Đin thuộc ranh giới tỉnh Điện Biên và Lai Châu (chiều dài 32km, độ cao 1.648m), đèo Khau Phạ thuộc địa phận tỉnh Yên Bái (chiều dài 40km, độ cao 1.600m).
Đèo Ô Quy Hồ hay đèo Ô Quý Hồ (người miền xuôi thường thuận miệng gọi là “Ô Quy Hồ” vì có cách phát âm nhẹ nhàng hơn) được đặt tên theo bản Ô Quy Hồ nằm cạnh Quốc lộ 4D, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Trong ngôn ngữ của người H’Mông sinh sống lâu đời tại vùng đất này, Ô Quy Hồ có nghĩa là “vòng vòng cung cong” - tức ám chỉ địa thế đường đèo uốn lượn giữa cảnh sắc rừng núi hoang sơ. Đây cũng là tên gọi của một loài chim thường bay lượn trên đỉnh đèo mỗi buổi chiều tà và cất vang tiếng kêu da diết.
Nguồn gốc tên gọi của đèo Ô Quy Hồ bắt nguồn từ đặc điểm địa hình uốn lượn quanh co (Nguồn: Sapa Trip)
Hiện nay, du khách được phép tự do qua lại trên đèo Ô Quy Hồ và không cần trả phí tham quan. Tuy nhiên, tại một số điểm du lịch thuộc quyền quản lý của các đơn vị chủ quản hoặc tọa độ check-in trên cung đường đèo, bạn cần phải trả một khoản phí nhất định để vào cổng và thoải mái chụp ảnh. Bảng giá vé được cập nhật vào tháng 4 năm 2024 cụ thể như sau:
Tên địa điểm
Giá tham khảo
Thác Bạc
Thác Tình Yêu
Cầu Kính Rồng Mây
Cổng trời
Cây cô đơn
20.000 VNĐ
Cột mốc biển mây
Đang cập nhật
Bản Ô Quy Hồ
Đang cập nhật
Đồi chè Ô Quy Hồ
150.000 VNĐ (tặng kèm một túi chè 100g)
Từ xa xưa, người dân bản địa đã lưu truyền câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt giữa nàng tiên nữ nhà trời và chàng tiều phu Ô Quy Hồ. Chàng vốn là con trai thần Núi nhưng vì say mê cảnh sắc nhân gian nên chấp nhận thân phận người phàm, ngày ngày vào rừng đốn củi, làm bạn với muông thú và ngân nga khúc sáo du dương. Trong một lần ngẫu hứng xuống tắm mát tại thác nước gần đó, nàng tiên thứ bảy đã tình cờ gặp gỡ chàng tiều phu và đem lòng cảm mến nhau.
Cặp đôi uyên ương thường xuyên hẹn hò tình tứ bên dòng suối thác, cùng nhau đàn hát vui vẻ ngỡ như hạnh phúc đã sớm an bài. Nào ngờ chuyện tình này không thoát khỏi thiên nhãn của Ngọc Hoàng Thượng Đế, ngài cấm cản con gái không được phép gặp lại người thương. Chàng Ô Quy Hồ bị biến thành chú rùa đen lầm lũi bên thác nước kỷ niệm, còn nàng tiên hóa thân thành loài chim lông vàng, chiều chiều bay qua đỉnh đèo và da diết gọi lên ba tiếng “Ô Quy Hồ” ai oán khiến nhiều người xót xa.
Đèo Ô Quy Hồ Sa Pa là nơi ghi dấu câu chuyện tình yêu bi thương theo điển tích cổ xưa (Nguồn: Tạp chí Thời đại)
Đèo Ô Quy Hồ là một trong những con đèo nguy hiểm bậc nhất Tây Bắc vì có nhiều khúc cua gấp, đoạn đường dốc đứng chênh vênh như đang thách thức những con người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. Đi trên dạng địa hình đặc thù với một bên là vách núi cao sừng sững và một bên là vực sâu heo hút, bạn nên di chuyển thận trọng, ưu tiên đi theo đoàn đông người hoặc có người địa phương hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
Với lộ trình khoảng 15km, du khách có thể lựa chọn xe máy hoặc xe ô tô để di chuyển nhanh chóng từ trung tâm thị xã Sa Pa đến đèo Ô Quy Hồ trong vòng 30 - 35 phút. Bạn xuất phát từ khu quảng trường rồi xuôi theo hướng Tây Bắc tuyến đường Thác Bạc - Điện Biên Phủ (Quốc lộ 4D) và đi thẳng lên đỉnh đèo. Mỗi loại phương tiện di chuyển sẽ phù hợp với những đối tượng cũng như nhu cầu trải nghiệm khác nhau. Cụ thể:
Loại phương tiện
Chi tiết
Xe máy
Xe ô tô
Du khách cần chú ý quan sát biển báo hiệu và di chuyển cẩn thận trên đèo Ô Quy Hồ Lào Cai - Vua đèo Tây Bắc (Nguồn: Báo Giao thông)
Vào mỗi thời điểm trong ngày hoặc trong năm, du khách lại được thưởng ngoạn đèo Ô Quy Hồ với những nét đẹp đặc trưng.
4.1. Thời điểm trong ngày nên ghé thăm đèo Ô Quy Hồ
Chỉ trong vòng một ngày, phong cảnh đèo Ô Quy Hồ lại chuyển đổi âm thầm giữa ba sắc thái khác nhau. Cụ thể:
Nắng sớm xua tan màn sương mù bao quanh đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: Digiticket)
Ánh nắng ban trưa trên đỉnh Ô Quy Hồ Sa Pa không quá gay gắt soi rọi lên mảng rừng xanh biếc (Nguồn: Tin tức 24h)
Đèo Ô Quy Hồ là địa điểm lý tưởng để đón hoàng hôn tại Sa Pa (Nguồn: Tây Bắc TV)
Ngoài ra, bạn nên di chuyển xuống chân đèo trước khi ánh mặt trời hoàn toàn tắt hẳn vì nhiệt độ lúc này có thể giảm xuống đột ngột, đường đi tối tăm nên khó xác định phương hướng chính xác, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong khi đổ đèo.
4.2. Thời điểm trong năm nên ghé thăm đèo Ô Quy Hồ
Do sự chênh lệch về độ cao nên khí hậu đèo Ô Quy Hồ giữa hai địa phận Tam Đường (Lai Châu) và Sa Pa (Lào Cai) có những điểm khác biệt nhất định. Mỗi mùa trong năm tại địa danh này lại đem đến cho du khách những trải nghiệm hết sức độc đáo. Cụ thể:
Băng tuyết trắng xóa phủ lên đèo Ô Quy Hồ như bước ra từ những thước phim lãng mạn (Nguồn: VietnamPlus)
Trên hành trình khám phá đèo Ô Quy Hồ, du khách sẽ phải ngỡ ngàng trước vô vàn điểm dừng chân ấn tượng như ghềnh thác chảy cuồn cuộn, khu du lịch được xây dựng giữa mây trời Tây Bắc hay bản làng thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc.
Tên địa điểm
Khoảng cách từ trung tâm TX. Sa Pa
Đồi chè Ô Quy Hồ
6,7km
Bản Ô Quy Hồ
9km
Cổng trời Ô Quy Hồ
10,3km
Cột mốc biển mây Ô Quy Hồ
11km
Thác Bạc
12,6km
Thác Tình Yêu Sa Pa
15,2km
Cây cô đơn đèo Ô Quy Hồ
16,2km
Cầu Kính Rồng Mây
18,6km
Điểm danh 8 tọa độ du lịch đèo Ô Quy Hồ không nên bỏ qua (Nguồn: Tổng hợp)
Đồi chè Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 1.800m trên một con đường đất nhỏ thuộc trục Quốc lộ 4D, cách trường mầm non Ô Quý Hồ khoảng 500m. Tổng thể khu vực này trông như một chiếc bát úp xếp chồng lên nhau, ghép lại từ hàng ngàn cây chè ô long được người lao động cắt tỉa gọn gàng và chăm bón tỉ mỉ. Điểm nhấn nổi bật của đồi chè là những gốc mai anh đào nhập khẩu được trồng ven các lối đi. Cứ mỗi độ tháng 12 - tháng 1, những nụ hoa hồng phấn bắt đầu bung sắc khoe hương, khéo léo tô điểm cho không gian xanh mát của đồi chè Ô Quy Hồ và tạo nên bức tranh phong cảnh mãn nhãn.
Chiêm ngưỡng đồi chè Ô Quy Hồ trong những tháng mùa đông se lạnh (Nguồn: Vũ Tiến Khương)
Những hàng chè ô long được tỉa tót cẩn thận qua bàn tay lao động chăm chỉ (Nguồn: Báo Dân tộc)
Khi ánh nắng rót mật phủ xuống vùng núi Tây Bắc, những búp chè non mơn mởn căng tràn nhựa sống và tầng tầng lớp lá bóng lưỡng khiến bạn tưởng chừng đang tản bộ trên một tấm thảm nhung. Đồi chè mùa mai anh đào nở cũng là địa điểm chụp ảnh được giới truyền thông và du khách săn đón nhiệt liệt. Vị trí góc ảnh giúp bắt trọn vẻ đẹp huyền ảo của đồi chè Ô Quy Hồ nằm ở trên cao hoặc từ phía xa. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tham quan nhà máy chế biến chè, tìm hiểu quy trình hoạt động và được tặng một túi chè thơm đem về làm quà biếu tặng.
Đồi chè Ô Quy Hồ mùa mai anh đào nở thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh (Nguồn: @dongnguyenn)
Tản bộ giữa không gian lãng mạn của đồi chè Ô Quy Hồ (Nguồn: Cungdi.net)
Du khách cảm thán trước cảnh sắc đậm chất thơ của đồi chè Ô Quy Hồ
Bản Ô Quy Hồ là nơi sinh sống lâu đời của người đồng bào H’Mông tại Sa Pa, thuộc vùng thung lũng dưới chân đèo. Mặc dù không rộng lớn như bản Lao Chải hay Tả Van, song nơi đây vẫn là điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách ưa chuộng nhờ những giá trị nguyên bản, ít chịu tác động của quá trình thương mại hóa. Tại bản Ô Quy Hồ, bạn có thể chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang nối đối nhau khắp các triền đồi, lúc thì như tấm thảm xanh ngát một màu, lúc lại đắp lên sắc vàng óng ả như châu báu.
Cảnh đồng ruộng lúa bản Ô Quy Hồ như những nấc thang dẫn lên mây trời (Nguồn: Sinhtour)
Du khách có thể ngắm nhìn vùng thung lũng trù phú từ lầu vọng cảnh trên đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: Digiticket)
Nếu có dịp ghé thăm bản Ô Quy Hồ, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc. Cánh đồng ruộng bậc thang miên man, nếp nhà gỗ pơ mu dung dị hay khói bếp tỏa ra nghi ngút khiến bạn những tưởng như được trở lại quê hương xứ sở sau một chuyến đi xa. Bạn có thể trú lại nhà của người dân tộc, cùng họ thưởng thức những món đặc sản thơm ngon, nhâm nhi chén rượu ngô cay cay và trải lòng về cuộc sống như những người thân trong gia đình.
Những gian nhà gỗ thưa thớt trên cánh đồng lúa xanh mướt (Nguồn: Vietyouth)
Thả hồn vào những làn gió mát rượi thổi qua bản Ô Quy Hồ (Nguồn: @tuquynh0105)
Trải nghiệm đáng nhớ của du khách tại bản Ô Quy Hồ
Cổng trời Ô Quy Hồ là khu du lịch sinh thái tọa lạc ở độ cao khoảng 2.035m so với mực nước biển, nằm trên trục đường từ thị xã Sa Pa đến Cầu Kính Rồng Mây. Công trình được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, bao gồm nhà hàng - quán cà phê, quần thể kiến trúc tâm linh và hàng loạt góc săn mây độc lạ. Từ trên đỉnh đèo, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát vùng núi non trùng điệp cũng như khung cảnh hư ảo nơi đất trời giao thoa.
Khu du lịch Cổng trời Ô Quy Hồ được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình nhỏ lẻ (Nguồn: Nguyễn Tuyên)
Thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên từ ban công Cổng trời Ô Quy Hồ (Nguồn: Sapa Trip)
Trong quá trình tham quan Cổng trời Sa Pa, du khách có thể chiêm bái chùa Ô Quy Hồ và những pho tượng Phật được đặt rải rác trong khuôn viên khu du lịch. Quần thể tâm linh nhiệm màu hòa hợp với vườn cây cảnh tươi tốt đã tạo nên vẻ đẹp thanh tịnh, an yên. Những tín đồ “sống ảo” không nên bỏ lỡ các tiểu cảnh check-in sinh động hướng thẳng về dãy Hoàng Liên Sơn, đặc biệt là công trình mô phỏng cổng trời Bali tuyệt đẹp như mở ra cánh cổng dẫn đến thiên đường.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết về Cổng trời Sa Pa.
Chùa Ô Quy Hồ có lối kiến trúc cổ kính với phần mái đao cong vút (Nguồn: Nguyễn Tuyên)
Nhóm du khách thích thú check-in tại tiểu cảnh cổng trời Bali (Nguồn: FB Khu du lịch Cổng trời Ô Quy Hồ)
Nhận xét tích cực của du khách về khu du lịch Cổng trời Ô Quy Hồ
Cột mốc biển mây Ô Quy Hồ nằm bên rìa Quốc lộ 4D gần khúc cua ven đường, nơi có thể chiêm ngưỡng dòng thác mây chảy tràn qua dãy núi cao vời vợi và tầm nhìn hướng thẳng lên đỉnh thiêng Fansipan huyền thoại. Cột mốc thuộc phần đất của một nhóm gia đình người H’Mông cùng nhiều mô hình tiểu cảnh check-in phong phú như cầu săn mây, cánh cửa thần kỳ, bể bơi vô cực, nấc thang lên thiên đường.
Cột mốc biển mây Ô Quy Hồ ghi nhận độ cao 2.168m so với mực nước biển (Nguồn: Nguyễn Xuân Dũng)
Cầu săn mây nằm cạnh cột mốc biển mây Ô Quy Hồ (Nguồn: Vietlook)
Với vị trí đắc địa, cột mốc biển mây Ô Quy Hồ là nơi du khách thường tìm đến để săn mây đón gió vào những buổi sớm nắng đẹp. Những tầng mây bạc trắng cuộn vào gió ngàn Tây Bắc tạo nên những đợt sóng trào mãnh liệt, cuốn đi bao ưu tư, muộn phiền của lữ khách miền xuôi. Nếu check-in cột mốc vào những ngày lạnh, bạn có thể quây quần cùng người thân, bạn bè bên bếp lửa ấm áp được đặt gần đó và chuyện trò tâm tình về công việc, cuộc sống.
Nữ du khách tự tin tạo dáng bên cột mốc biển mây Ô Quy Hồ (Nguồn: Báo Nông nghiệp)
Nhóm du khách cùng sưởi ấm bên bếp lửa đỏ rực (Nguồn: Vietlook)
Cảm nhận thực tế của du khách về cột mốc biển mây Ô Quy Hồ
Thác Bạc tọa lạc dưới chân đèo Ô Quy Hồ và là một trong những thác nước đẹp nhất Tây Bắc. Với chiều cao lên đến 200m, ngọn thác trông như một dải lụa màu bạc buông mình giữa vách núi gập ghềnh, lấp lánh bọt nước trắng xóa. Để đến được địa điểm này, du khách cần băng qua mảng rừng thông nguyên sinh rộng lớn, vườn su su xanh ngát trải dài trên sườn đồi và những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn. Vào mùa mưa khoảng tháng 5 - tháng 10, nước từ thượng nguồn mạnh mẽ đổ về ghềnh thác, tạo nên âm thanh vang vọng hòa lẫn với tiếng chim hót gọi bạn râm ran như một bản hùng ca của rừng già.
Nhìn từ xa, dòng thác trông như mái tóc bạc trắng của người thiếu phụ (Nguồn: Du lịch Lào Cai)
Thác Bạc phân thành nhiều đài nước len lỏi qua thảm thực vật rậm rạp và thuộc khu vực thượng nguồn suối Mường Hoa (Nguồn: Reviewvilla)
Đứng trước ngọn thác Bạc hùng vĩ của Sa Pa, du khách được tận hưởng thú vui “xê dịch” giữa vùng rẻo cao Tây Bắc. Dòng nước mát mẻ tuôn trào từ dòng thác giúp lữ khách xua tan đi cái nóng oi ả của ngày hè. Bạn có thể leo lên những bậc thang đá để lên đến đỉnh thác, trải nghiệm cảm giác chông chênh khi bước qua cây cầu treo thô sơ và thoải mái hít hà khí trời trong lành, khoáng đạt.
Tham khảo thông tin chi tiết về thác bạc Sa Pa.
Ngắm nhìn dòng chảy róc rách của thác Bạc từ những bậc thang đá (Nguồn: Traveloka)
Rèm thác tạo nên phông nền ấn tượng để du khách thỏa sức check-in (Nguồn: Motogo)
Chia sẻ chân thật của du khách sau chuyến tham quan thác Bạc Sa Pa
Thác Tình Yêu nằm ẩn mình giữa Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc địa phận Trạm Tôn - Núi Xẻ. Ngọn thác bắt nguồn từ đỉnh thiêng Fansipan, mang theo hơi thở thanh mát của rừng đại ngàn và phủ xuống dòng suối Vàng thơ mộng. Trái với dáng vẻ kiêu hùng của thác Bạc, thác Tình Yêu Sa Pa tại có phần dịu dàng, đằm thắm như một nàng thơ Tây Bắc đang say giấc ngủ nồng. Đây là tọa độ hẹn hò yêu thích của các cặp đôi trẻ hay những du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.
Thác Tình Yêu chính là dòng thác được nhắc đến trong sự tích đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: Báo Thanh niên)
Cầu vồng ảo mộng hiện lên dưới chân thác Tình Yêu Sa Pa (Nguồn: chudu24)
Dừng chân ghé lại thác Tình Yêu, du khách có thể tản bộ trên đoạn đường lát đá dẫn đến thác nước mộng mơ và tìm hiểu các loài cây cổ thụ quý hiếm, thảm hoa rừng xinh đẹp. Sau chuyến trekking dài hơn 1km, còn gì tuyệt bằng khi được đắm mình vào làn nước mát trong veo, sóng sánh ánh vàng hổ phách của dòng suối thác. Nếu yêu thích cảm giác mạnh, bạn cũng có thể trải nghiệm đu dây vượt thác để thử thách giới hạn bản thân.
Du khách hào hứng tắm mát dưới chân thác Tình Yêu (Nguồn: @jaynewell)
Để thực hiện đu dây vượt thác, bạn cần đồng hành cùng người hướng dẫn chuyên nghiệp và đảm bảo đầy đủ trang thiết bị an toàn (Nguồn: Du lịch Lào Cai)
Vẻ yên bình của thác Tình Yêu để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách
Cây cô đơn là điểm check-in nằm cách khúc cua ngoặt khuất tầm nhìn trên đèo Ô Quy Hồ khoảng 100m. Nói chính xác, đây là một tiểu cảnh độc đáo thuộc quán cà phê nhỏ tọa lạc trên cung đường đèo. Sau khi dừng xe lại bên lề đường và chui qua thanh rào chắn được nâng lên tạm bợ, bạn sẽ bắt gặp biển hiệu “cây cô đơn - lonely tree”. Thân cây nhỏ nhắn với nhánh lá xum xuê vươn mình đơn độc bên rìa vách đá đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những tay săn ảnh.
Biển hiệu dẫn vào điểm check-in cây cô đơn trên đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: Báo Thanh niên)
Thân cây mỏng manh nhưng tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ, chống chịu lại khí hậu miền núi khắc nghiệt (Nguồn: Tumblr)
Bước chân lên cây cầu gỗ thô sơ dẫn ra cây cô đơn, hầu như ai cũng trải qua đôi chút run sợ khi nhìn xuống vực núi sâu hoắm. Ấy vậy mà những cơn gió ngàn mát mẻ và khung cảnh mây trời mơ màng lại khiến du khách không tiếc mạo hiểm để lưu giữ khoảnh khắc “sống ảo” vạn người mê. Đặc biệt, bạn nên đến check-in cây cô đơn vào buổi hoàng hôn để nhìn ngắm thân cây duyên dáng bỗng chốc nhuộm lên sắc đỏ cam quyến rũ. Gam màu trầm mặc của chiều tà khiến cho khung hình của du khách truyền tải sâu sắc nỗi buồn cô độc.
Du khách trải nghiệm đứng trên cây cầu gỗ giản dị neo mình vào thế đất hiểm trở (Nguồn: Nicole Bridal)
Ráng chiều ảm đạm làm nổi bật dáng dấp đơn độc của cây cô đơn (Nguồn: Sapa Review)
Trải nghiệm khó quên của du khách khi check-in ở cây cô đơn đèo Ô Quy Hồ
Tọa lạc trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ ở độ cao khoảng 2.200m so với mực nước biển, khu du lịch sinh thái Cầu Kính Rồng Mây hiện đang sở hữu công trình cầu kính cao nhất Việt Nam tích hợp cùng quần thể vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng hấp dẫn. Ngay từ khi khánh thành, địa điểm này đã nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách đam mê phiêu lưu. Để lên đến khu vực cầu kính, bạn cần di chuyển bằng hệ thống thang máy dài 70m xuyên qua lòng núi đá cheo leo.
Cầu Kính Rồng Mây nằm ở độ cao khoảng 2.200m trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: FB Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây)
Hệ thống thang máy hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn (Nguồn: FB Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây)
Đứng trên công trình cầu kính được xây dựng cách vách núi 60m với bốn bề là mặt kính cường lực trong suốt, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lơ lửng giữa không trung vô định. Những áng mây trời phiêu bồng tràn qua thành cầu và nhẹ nhàng ôm lấy toàn bộ không gian, tạo nên cảnh sắc rung động lòng người. Thêm vào đó, bạn có thể tham gia nhiều trò chơi mạo hiểm thú vị tại khu du lịch như trượt zipline, cầu độc mộc, xích đu tử thần trong tâm thế hồi hộp, phấn khích.
(*) Lưu ý: Vé vào cổng Cầu Kính Rồng Mây bên trên chỉ bao gồm phí di chuyển bằng thang máy và tham quan cầu kính. Giá vé mỗi trò chơi được tính riêng là 150.000 VNĐ/lượt.
Du khách đứng check-in trên cây cầu kính giữa biển mây mù trắng xóa (Nguồn: FB Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây)
Du khách vượt lên nỗi sợ độ cao để tham gia trò chơi cầu độc mộc (Nguồn: FB Khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây)
Du khách dành tặng lời khen cho khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây
Trên hành trình khám phá một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, hẳn nhiều du khách không khỏi thắc mắc nên ăn gì ở đèo Ô Quy Hồ? Thông thường, các hàng quán địa phương của người dân tộc sẽ tập trung quanh các điểm du lịch nổi tiếng và phục vụ khách tham quan những món ăn đậm vị núi rừng. Bạn có thể thưởng thức các món đặc sản như thịt trâu gác bếp, thắng cố ngựa, lợn cắp nách hoặc các món nướng nóng hổi như ngô, khoai, cơm lam, thịt lợn rừng xiên…
Hương khói nướng thơm lừng tỏa ra từ những quán ăn bình dân (Nguồn: Amazing Hotel)
Có thể nói, đèo Ô Quy Hồ là kiệt tác của mẹ thiên nhiên với những đường cong lắt léo và nhiều tọa độ tham quan đẹp như tranh vẽ. Nếu có dịp ghé thăm “xứ sở thần tiên” Sa Pa, đừng quên bổ sung địa danh này vào lịch trình du lịch của mình và trải nghiệm quần thể công trình biểu tượng tại Sun World Fansipan Legend bạn nhé!
Link nội dung: https://pus.edu.vn/dinh-o-quy-ho-a61843.html