Cách làm báo tường ngày 20/11 đạt giải cao

Làm báo tường là hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ 20/11 hoặc 26/3 tại các trường phổ thông nhằm thể hiện lòng tri ân tới các thầy cô giáo, tinh thần đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm và cũng là dịp để các bạn học sinh thể hiện các tài lẻ về viết, vẽ, sáng tác…của mình. Dưới đây là 4 bước để hoàn thiện 1 bài báo tường đẹp với lời ngỏ hay:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước tiên bạn cần chuẩn bị một tờ giấy Roky khổ A0, các dụng cụ để cắt vẽ như: bút màu, thước kẻ, kéo. Nếu không thích hoặc không chọn được giấy Roky truyền thống bạn cũng có thể sử dụng những loại giấy bìa cứng với nhiều sắc màu khác như giấy làm thiệp, giấy có đường vân,..Sau đó đóng nẹp rồi treo lên đinh để bắt đầu thực hiện làm báo tường.

Bước 2: Tiến hành lên ý tưởng và chủ đề báo tường

Lựa chọn được tên báo tường 20/11 và thiết kế sao cho đẹp quyết định đến phân nửa sự thành công của tờ báo tường. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý cho việc đặt tên báo tường 20/11 như những tiêu đề liên quan đến thầy cô, trường lớp, bạn bè như:

Hoặc có thể chọn lựa những tiêu đề gắn với kỷ niệm chung của lớp. Lưu ý khi làm đầu báo tường là cần phải ngắn, hay, dễ hiểu, chứa đựng những ý nghĩa, cảm xúc chân thực và lòng biết ơn. Đồng thời khi trang trí chú ý đầu báo chiếm 1/4 hay 1/5 tờ báo là vừa.

Hình ảnh, hình vẽ trên báo tường liên quan mật thiết tới chủ đề, lời ngỏ với nội dung thật ấn tượng, độc đáo và ý nghĩa

Bước 3: Lời ngỏ

Trong một tờ báo tường không thể thiếu lời giới thiệu, hay còn gọi là lời Ngỏ. Phần này nên phân công cho một thành viên giỏi văn nhất lớp đảm trách, hoặc cũng có thể cả lớp cùng đóng góp viết lời ngỏ theo phong cách riêng. Để sáng tạo bạn có thể viết một cách sáng tạo, hài hước nhưng vẫn cần đảm bảo có văn phong lịch sự và phù hợp. Điều này sẽ giúp cho tờ báo gây được ấn tượng cho người đọc.

Bạn có thể tham khảo một số lời ngỏ báo tường 20/11 dưới đây:

+ Lời ngỏ 1:

"Thời mực tím sao nhiều nhung nhớ" Chúng em luôn nhớ những phút giây đầm ấm tình yêu thương bên thầy cô và bè bạn. Có một người học trò nào ra đi lại không lưu luyến, không mến thương. Chỉ một lá vàng rơi, một nhành phượng đỏ trao tay cũng làm sống dậy bao cảm xúc ngọt ngào, bao nhiêu bịn rịn, luyến lưu từng gốc bàng, chiếc ghế... Sẽ chẳng bao giờ quên được bởi dưới mái trường thân yêu với mỗi người học sinh không chỉ là những kỷ niệm mà còn là dấu ấn trong trái tim mỗi người."

+ Lời ngỏ 2:

"Ấm nóng lạ - tiếng giảng bài thân thuộc Mỗi thầy cô. Ôi! Nhớ lắm, mỗi thầy cô!" Thương nhớ biết bao tiếng giảng bài thân quen, gần gũi và ấm nóng. Với mỗi cách bày tỏ khác nhau nhưng chúng em - mỗi người học trò đều cảm nhận được sâu sắc tình thầy trò và muốn thầy cô cũng hiểu được tình trò thương mến của chúng em.

Chính thầy cô đã cho chúng em cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa hạnh phúc, để mỗi lớp học là một thiên đường. Những lời dạy bảo ân cần thậm chí là lời răn đe, doạ nạt của các thầy cô, chúng em đều biết được rằng đằng sau những lời trách móc ấy là tấm chân tình thương yêu học trò hết mực.

Thời gian qua đi, những nếp nhăn đã hằn sâu trên trán, mái tóc đổi màu những tình yêu và lòng tận tuỵ của thầy cô thì vẫn không thay đổi như lòng biết ơn và yêu mến của chúng em. Ngày 20/11 - ngày hội của các thầy cô sắp đến. Chúng em muốn được vui cùng niềm vui của thầy cô, được là người sẻ chia những phút giờ hạnh phúc nơi mái trường yêu dấu. Thầy cô sẽ mãi là người chở con đò kiến thức nhưng xin mái tóc kia đừng chuyển màu, xin những nếp nhăn chỉ là nếp nhăn nơi khoé miệng cười vui

Cach lam bao tuong ngay 20/11 dat giai cao

Bước 4: Nội dung các mục

Phần nội dung chính của báo tường nên đa dạng các thể loại bài viết như các trang văn, trang thơ, truyện ngắn, trang vui học tập (câu đố, vui cười, mẹo hay, châm ngôn,ca dao về thầy cô, ô chữ...) tranh cổ động hoặc châm biếm, góc học tập hay các bài hát. Trong đó các bài viết cần tập trung vào chủ đề 20/11 và sắp đặt đúng vào các thể loại, đề tài.

Bạn có thể tham khảo một số nội dung sau đây:

Thơ: Có rất nhiều bài thờ về chủ đề thầy cô, trường lớp bạn có thể sử dụng để viết lên báo tường 20/11 như Người lái đò, Thầy, Lời ru của thầy….

Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

Mái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

- Truyện ngắn: Các câu chuyện nổi bật về thầy cô có thể sử dụng cho báo tường 20/11 như: Người thầy và những tờ tiền cũ, Người thầy năm xưa, Thầy ơi, Bây giờ mùa hoa lau trắng, Lời thầy dạy thuở ấy…

- Truyện cười: Trên báo tường 20/11 không thể thiếu các mẩu truyện cười ngắn gọn theo mẫu dưới đây:

Bài học mới

Cả lớp đang chờ thầy giảng bài mới.

Thầy: “Thầy có việc bận, cả lớp được nghỉ tiết này”.

Nghe thầy nói xong, cả lớp sung sướng ra về.

Thầy: “Khoan đã. Các em đã được nghe thông tin nghỉ học. Vậy các em xử lý thông tin đó như thế nào?”

Trò: “Dạ, chúng em sẽ về nhà hoặc đi chơi ạ”.

Thầy: “Tốt! Đó chính là một ví dụ”

Trò:….

- Bài hát: Bạn có thể tham khảo Những bài hát hay nhất dành cho thầy cô ngày 20 tháng 11. Những bài hát nên kẻ khuông nhạc và viết lời (nếu có thể).

Ngoài ra bạn có thể dán, viết các bài thơ, tâm sự, câu chuyện và cảm nghĩ của các thành viên trong lớp về trường, về thầy cô hoặc những tranh ảnh tự thực hiện cũng là cách làm báo tường 20/11 thực sự độc đáo, sáng tạo và mang nhiều ý nghĩa.

Trên đây là các bước hướng dẫn cách làm báo tường 20/11 để giúp bạn đọc dễ dàng thực hiện và giành giải cao trong các cuộc thi làm báo tường trong ngày lễ tri ân nhà giáo Việt Nam.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Theo TTHN

Link nội dung: https://pus.edu.vn/huong-dan-lam-bao-tuong-a61478.html