Những điểm đến TÂM LINH ở Phú Thọ mà bạn không thể bỏ qua dịp 30/4 – 1/5

1. Đền Hùng

Đền Hùng là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách tới tham quan vào các dịp lễ, tết. Nằm ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, đền Hùng được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh, gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Đền Hùng thu hút nhiều Phật tử và du khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn, ảnh: vietnamtourism.

Ngày nay, ở gần Công Quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối lớn trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt…

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Ảnh: vietnamtourism.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Đền Thượng, ảnh: trenguonresort.com

2. Chùa Bồng Lai

Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi chùa Hà Thạch. Tên chữ: “Bồng Lai tự” có từ khi mới khởi dựng và “Bồng Lai thiên tạo” là tên gọi trong dân gian từ lần trùng tu thời Lê Cảnh Hưng (1740-1876).

Theo văn bia, chùa Bồng Lai thời Lê có kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc, gồm 36 gian, tượng trưng cho 36 chòm xóm làng Hà Thạch. Trải qua những biến cố của lịch sử xã hội, chùa Bồng Lai đồ sộ bị mai một dần.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Chùa Bồng Lai có kiến trúc độc đáo, ảnh: ditichlichsuvanhoa.com.

Đến nay mặt bằng kiến trúc của chùa được bố cục như sau: Ngoài chùa là cổng tam quan, bên tả sân là ngôi nhà 3 gian mới xây, bên hữu dựng hàng bia đá. Kiến trúc chính của chùa gồm 2 tòa hình chữ đinh, được xây dựng trên nền đất cao nhất.

Chùa Bồng Lai có hơn 200 pho tượng tròn làm bằng chất liệu gỗ và đất, kỹ thuật tạo dáng đẹp, sơn thếp hài hòa, được bài trí ở 2 tòa trên các bệ xây giật cấp cao dần về phía trong.

3. Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao được xây dựng theo kiểu chữ “Công”, lợp ngói, có hai cấp chùa. Chùa cấp trên cao 10m, dọc 7m, gồm ba gian, có một cửa ra vào từ nhà Tổ lên chùa. Chùa cấp dưới ngang 16m, dọc 13,5m, gồm 5 gian. Đá Kế cột có loại vuông, loại bát giác với trang trí gần như lá đề. Giữa chùa có bức đại tự và hai câu đối.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Chùa Phổ Quang không gian thoáng, yên tĩnh, ảnh: Báo Phú Thọ.

Nghệ thuật kiến trúc đáng chú ý nhất của chùa Phổ Quang là bệ đá hoa sen ghép từ 71 phiến đá xanh trạm trổ kỳ công, đặt ở giữa chùa cấp trên đỡ ba toà tam thế. Trong đó, cánh sen được cách điệu là đề tài chủ yếu, chiếm vị trí chủ đạo trong nghệ thuật điêu khắc bệ đá.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “công”, ảnh: Báo Phú Thọ.

Cùng với hình ảnh bông sen, cuộc sống trần thế cũng được miêu tả sinh động qua các hoạ tiết dân gian như: Cá lượn, sư tử vờn, hươu cặp cành hoa hải đường nở xoè… Bốn góc bệ, tầng ba, tầng bốn có bốn linh điểu vững chãi, mặt hình nhân, dưới ngực có bốn lá đề cách điệu, trán khắc chữ “vương”, cổ chân và thân đều thắt hoa.

4. Đền Mẫu Âu Cơ

Đền được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Cổng chính vào đền Mẫu Âu Cơ, ảnh: @Thanhuong283.

Tổng thể kiến trúc gồm có nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân, vườn, hệ thống đường bậc, bãi quay xe.

Điểm nhấn của tiền cảnh đền là bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước.

Đền được dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, khung, sườn, mái, vách ngăn bằng gỗ lim; mái lợp ngói mũi hài, tường xây bằng gạch bát.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Ảnh: @hoanghung-july91.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

ảnh: @nguyenvan0601.

5. Chùa Đại Bi

Chùa Đại Bi được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Ngôi chùa không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ mà còn là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa làng xã của người dân trong khu vực qua nhiều đời.

Cụm di tích này còn lưu giữ được hệ thống cổ vật, di vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật phong phú về loại hình, đa dạng về chất lượng. Tiêu biểu như bia đá “Hậu thần bia ký” (năm 1818); chuông đồng: “thông thánh quán chung ký” (niên đại 1830). Đặc biệt quý giá là những bài minh chuông khắc Thác bản “Thông Thánh Quán” soạn vào năm 1321, đời vua Trần Minh Tông.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Chùa Đại Bi có kiến trúc đẹp, ảnh: phatgiao.org.vn

Chùa Đại Bi có vóc dáng và kiến trúc đẹp lỗng lẫy, nằm trong khuôn viên rộng hơn 1000m2. Chùa quay ra sông, nhìn theo hướng Tây bắc thấy núi Nghĩa Lĩnh - nơi thờ các Đức Quốc tổ Hùng Vương.

Phong cách kiến trúc của chùa uy nghi, nội thất chạm các bộ tứ quý như “long, ly, quy, phượng”, “tùng, trúc, cúc, mai”. Các nét chạm trổ hết sức tinh tế toát lên vẻ đẹp linh thiêng, hoàn mỹ.

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Ảnh: phatgiao.org.vn

Những Điểm Đến Tâm Linh Ở Phú Thọ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Dịp 30/4 - 1/5

Chùa Đại Bi có kiến trúc uy nghi, chạm trổ tinh tế, ảnh: @thu.thoa.

Link nội dung: https://pus.edu.vn/chua-o-phu-tho-a61143.html