Kể từ khi loài người chính thức chinh phục đỉnh Everest vào năm 1953, hành trình leo đỉnh núi cao nhất thế giới đã có rất nhiều sự thay đổi. Ngày nay, hàng trăm nhà leo núi đạt được kỳ tích này nhờ vào sự cải thiện đáng kể về kiến thức, kỹ thuật và cả “đường cao tốc hướng lên đỉnh” đã được dựng nên cho những ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro và giá cả đắt đỏ.
Hãy tìm hiểu những điều bạn cần biết về leo Đỉnh Everest, từ địa chất, giấy phép cho đến chi phí cần để leo đỉnh núi khét tiếng này nhé.
Đỉnh Everest nằm giữa biên giới giữa Nepal và Tây Tạng trên nóc nhà thế giới dãy Himalaya. Được người Nepal gọi là Sagarmatha và người Tây Tạng gọi là Chomolungma, được đặt tên theo Sir George Everest, người lãnh đạo nhóm khảo sát ngọn núi này năm 1841.
Mặc dù leo đến đỉnh cao nhất của thế giới là một chặng đường gian khổ và đầy nguy hiểm đến tính mạng do say độ cao, sạt lở và những điều nguy hiểm khác nhưng vẫn có rất nhiều nhà leo núi quyết tâm chinh phục để được đứng trên nóc nhà của thế giới.
Xem thêm: Top 10 Đỉnh núi cao nhất Nepal
Đỉnh Everest cao 8848 mét trên mặt nước biển, con số này được đo bởi nhóm nghiên cứu người Ấn Độ năm 1955, và được sử dụng là chiều cao chính thức bởi cả chính phủ Nepal và Trung Quốc cho đến ngày nay.
Các nhà khoa học trái đất dự đoán núi Everest từ 50 đến 60 triệu năm tuổi, vẫn “khá trẻ tuổi” so với những núi khác. Đỉnh được tạo thành bởi sự va chạm giữa hai mảng lục địa Ấn và Á-Âu khiến những phần đá được đẩy lên tạo ra đỉnh núi cao nhất trái đất. Quá trình đẩy lên vẫn đang xảy ra khiến đỉnh Everest cao lên khoảng 6 millimetres mỗi năm.
Ở độ cao 8,848m, lượng oxy bao quanh đỉnh Everest chỉ bằng 1/3 so với gần mặt nước biển, điều này khiến các nhà leo núi khó thở vì không đủ oxy. Theo các nhà khoa học cơ thể con người không thể chịu đựng được độ cao trên 6,000 mét. Càng leo lên cao thì lượng oxy càng ít đi, cơ thể sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ bao gồm phù phổi, phù não và tắc mạch máu.
Ngoài ra những tổn thương do bỏng lạnh sẽ tăng nhanh vì khi ở độ cao như vậy tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể mang oxy tới các cơ quan. Cơ quan nội tạng được ưu tiên cao hơn, ngón tay và chân là cuối cùng do đó khi phơi nhiễm lạnh hiện tượng bỏng lạnh xảy ra khiến người ta phải cắt đi ngón tay và ngón chân của mình.
Đỉnh núi Everest nhìn như một kim tự tháp ba mặt và lớn bằng khoảng một phòng ăn được phủ tuyết quanh năm. Trên đỉnh có đủ chỗ cho khoảng 6 người đứng để ngắm cảnh và chụp ảnh, vào ngày đông đúc thì các nhà leo núi phải tuần tự nhường chỗ cho nhau để đứng ở đỉnh của thế giới.
Chỉ có hai khoảng thời gian mà thời tiết ở Everest phù hợp cho việc leo đỉnh. Điều kiện thời tiết tốt nhất để leo đỉnh Everest rơi vào khoảng giữa cuối tháng 5 trước khi mùa mưa (monsoon) đến. Khi mùa mưa đến, tuyết quá mềm và sạt lở sẽ dễ dàng xảy ra. Sau mùa mưa điều kiện thời thiết có thể cho phép một lần leo ngắn nữa là khoảng tháng 10. Bão tuyết mùa đông sẽ bắt đầu từ thu cho đến tháng 3 khiến cho việc leo bất khả thi.
Nguyên nhân đó là do khí hậu của đỉnh Everest.
Khí hậu của Everest rất chết chóc. Ngày ấm nhất nhiệt độ khoảng -19 độ C (tháng 7) trên đỉnh, nhưng vào tháng 1 thì nhiệt độ trên đỉnh rơi vào -36 độ C. Bão có thể đến bất cứ lúc nào và nhiệt độ có thể rớt nhanh không dự đoán được. Đỉnh Everest cao quá đến nỗi nó đạt điểm giới hạn thấp nhất của gió xoáy, và tạo ra những cơn gió tốc độ 160km trên giờ. Mưa tuyết rơi vào những tháng mùa hè (giữa tháng 5 đến giữa tháng 9) bởi thế khả năng bỏng lạnh sẽ rất cao.
40 ngày là con số tối thiểu để leo Everest để cho cơ thể có đủ thời gian làm quen với độ cao.
Để chuẩn bị cho ngày chinh phục núi vào tháng 5, thì những sự chuẩn bị để cho một chuyến leo núi thành công bắt đầu trước đó một tháng. Hầu hết các đoàn leo núi từ mọi nơi trên thế giới tập hợp ở Kathmandu vào cuối tháng 3 để bắt đầu quá trình thích nghi với môi trường. Bắt đầu trek đến basecamp (trại cơ sở), từ đây những đoàn hướng dẫn leo núi đã sẵn sàng hỗ trợ cho hành trình leo, mang đồ ăn và trang thiết bị, chuẩn bị đường lên đỉnh.
Vào tầm tháng 4, các nhà leo núi luyện tập nhiều đợt nghỉ đêm ở những camp cao hơn để làm quen với độ cao trong khi những nhóm hướng dẫn viên Nepal lên đỉnh. Vào tuần thứ 2 của tháng 5, nhóm đã chuẩn bị đường với dây cố định từ basecamp lên đỉnh, và nhiều trại được trang bị vật dụng đầy đủ dọc đường.
Sau đợt nghỉ ngơi cuối cùng, một vài nhóm sẽ tháo trại và xuống núi để hồi phục thể lực - và cú leo cuối cùng sẽ là 4-5 ngày gian khổ. Nếu mọi điều tiến triển tốt, hầu hết các nhà leo núi sẽ chinh phục đỉnh everest và trên đường về nhà vào đầu tháng 6.
Theo thống kê của hệ thống cơ sở dữ liệu Himalayan (the Himalayan Database reports) cuối năm 2018, 295 người đã chết khi leo Everest, trong khi đó có 9,159 lần leo thành công bởi 5,294 người. Tỷ lệ số người chết là khoảng 1.2% có nghĩa là nếu cứ 100 người leo thì 1 sẽ ở lại mãi trên đường.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết là sạt lở (41.6%), rơi (12.5%) ngã, say độ cao (16.6%) và phơi nhiễm ở nhiệt độ khắc nghiệt.
“Leo đỉnh Everest trở nên an toàn hơn nhờ vào thiết bị leo núi tốt hơn, dự báo thời tiết chuẩn hơn và nhiều người leo với tổ chức thương mại” Alan Arnette nói. “Từ 1923 đến 1999: 170 người chết với 1,169 lần leo tỷ lệ là 14.5%. Nhưng tỷ lệ chết giảm dần từ 2000 đến 2018 với 7,990 lần leo và 123 người chết, giảm xuống 1.5%”
Mặc dù có đến 17 đường để lên đến đỉnh thì hầu hết mọi người chỉ leo qua một trong hai đường. Ở Nepal đó là đường đông nam (Southeast Ridge) được tạo ra bởi Tenzing Norgay và Edmund Hilary vào năm 1953. Từ Tây Tạng, là đường phía bắc (North Ridge) khi George Mallory biến mất năm 1924 từ lâu trước khi một đoàn Trung Quốc chinh phục đỉnh vào 1960.
Các nhà leo núi đánh giá về mức độ khó của hai đường có thể so sánh được, nhưng những thử thách thì khác nhau. Leo từ phía Đông Nam, họ phải đối mặt với cuộc đua qua bức tường băng nguy hiểm Khumbu Icefall nhưng đến ngày gần kề leo đỉnh thì ngắn hơn và dễ dàng đi xuống trong trường hợp khẩn cấp. Leo từ phía Bắc, có thể di chuyển bằng xe đến tận base camp, nhưng các nhà leo núi phải leo rất dài mới đến đỉnh.
Sự nổi tiếng của đỉnh Everest bắt đầu lên từ những năm 1990 khi những đoàn hướng dẫn viên quốc tế bắt đầu mở tour leo núi thương mại lên đỉnh. Mặc cho những nguy hiểm rập rình, đỉnh Everest vẫn lôi cuốn hàng trăm nhà leo núi từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Chỉ riêng năm 2018 bộ du lịch Nepal đã cấp giấy phép cho 347 người nước ngoài và theo số liệu ghi lại thì 261 người chinh phục với sự giúp đỡ của 302 của hướng dẫn và khuân vác. Còn mạn phía bắc, khoảng 239 người đã lên đến đỉnh.
Để có một vị trí trong đoàn leo núi thì phải tốn từ $40,000 cho đến $100,000 USD tùy thuộc vào dịch vụ và trang thiết bị leo. Bộ du lịch Nepal mỗi năm thu khoảng $5.2 triệu đô la Mỹ chỉ riêng giấy phép leo núi vì thế Everest là một thương vụ làm ăn lớn.
Ngành công nghiệp leo núi phải dựa trên vai của những hướng dẫn viên leo núi chuyên nghiệp Nepal. Mỗi mùa xuân họ lại chuẩn bị đường leo, cố định thang và dây leo, trang bị lều trại với những bình oxy, đồ ăn, dụng cụ nấu và kiên nhẫn hướng dẫn những khách nước ngoài lên đỉnh.
Trước kia thì người Sherpa - một bộ lạc người Tây Tạng sống gần với đỉnh núi này được thuê bởi các đoàn thám hiểm mang vác vật dụng lên núi, ngày nay thì nhiều người khác cũng được tuyển vào đoàn, họ có tên gọi là “công nhân leo núi”. Trong 3-4 tháng leo, hầu hết sẽ kiếm được từ $2,500 - $5000. Những năm gần đây, tổ chức Khumbu Climbing Center đã tổ chức đào tạo để các bạn hướng dẫn viên Nepal có thể có chứng chỉ leo núi quốc tế.
Đỉnh Everest quá cao và khí hậu quá khắc nghiệt không ai có thể sống được, nhưng thung lũng ngay chân núi có người gốc Tạng sinh sống, được biết đến với cái tên Sherpa, ở những ngôi làng cao đến 4,870 mét. Theo truyền thống họ làm nông trên phần đất có thể canh tác được, và họ có lối sống bán du mục để tìm đất chăn thả. Mùa hè, những vật nuôi được thả ở trên cao 4,880 met trong khi mùa đông thì xuống trú ẩn ở những trạm gần sông.
Sống gần với đỉnh núi cao nhất trái đất, người Sherpas coi Himalayas là núi thiêng - họ xây những tu viện phật giáo, treo cờ lungta trên những đỉnh đồi và thành lập nơi cu trú cho động vật hoang dã như hưu xạ, chim trĩ.
Các vị thần và quỷ dữ được họ cho là sống trên đỉnh núi, và Yeti (người tuyết khổng lồ) được cho là hay lang thang ở triền núi thấp hơn. Do đó người sherpa theo truyền thống họ không leo núi.
Tuy nhiên ngày nay họ là những người hùng thầm lặng giúp đỡ các nhà leo núi mang vác lều, đồ ăn thức uống lên những trại trên cao. Công việc hỗ trợ đoàn leo núi giúp đem đến thu nhập để trang trải cho gia đình.
Người Sherpa làm lễ Puja xin phép các vị thần cho phép leo đỉnh
Vì đỉnh núi được cho là thiêng nên cần phải có những buổi lễ cầu nguyện (Puja) để xin phép được leo, lễ được tổ chức ở base camp trước khi bắt đầu leo. Lễ cầu nguyện được các lama phật giáo chủ trì và trong quá trình làm lễ họ cầu xin may mắn và sự bảo vệ để các nhà leo núi leo an toàn. Họ còn cầu phép cho các thiết bị leo núi.
Đối với người Sherpa, những bước như vậy rất quan trọng trước khi bắt đầu leo, hầu hết họ sẽ không leo nếu không tham gia buổi lễ này. Có phải là mê tín không? Nhưng truyền thống này đã có từ hàng trăm năm qua nên cả những người nước ngoài cũng tham gia nữa.
Đường leo mới được khám phá đã được chinh phục bởi một nhóm người Nga 2004. Trong khi ba mặt chính của đỉnh Everest đã được chinh phục, còn đó những điều thử thách để những người leo trong tương lai. Bao gồm Fantasy Ridge còn được gọi là là đường leo móng ngựa, một đoạn nối giữa Everest và hàng xóm là Lhotse và Nuptse.
“Everest theo một cách nào đó là một bức tranh còn trống chưa vẽ” Cory Richard một nhiếp ảnh gia của National Geographic nói. “Nó vẫn cao, lạnh dữ dội như bao giờ. Cách thức một người chọn làm thế nào để leo phản ánh sự sáng tạo trong kỹ năng. Luôn luôn có cách mới để tiếp cận một vấn đề, và Everest cũng không ngoại lệ”.
Đỉnh Everest là ước mơ của biết bao nhiêu người nhưng để không ngắm đỉnh núi cao nhất thế giới mà không nguy hiểm đến tính mạng bạn hãy trek Everest Base Camp, một trong những cung trekking đẹp kinh điển theo dấu chân các nhà leo núi đến base camp. . Còn nếu bạn không muốn đi bộ chút nào thì hãy chọn đi tour ngắm everest bằng helicopter để chụp hình tự sướng với đỉnh núi huyền thoại này nhé.
Tham khảo:
Link nội dung: https://pus.edu.vn/nui-everest-o-nuoc-nao-a61046.html