Mực là loại thực phẩm có hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bạn có biết trong 100g mực bao nhiêu calo không? Cùng giải đáp thắc mắc về lượng calo trong mực và một số món ăn nhé!
Mực bao nhiêu calo?
Theo như ước tính từ USDA, trong 100g mực tươi sẽ chứa lượng calo tương ứng là 92 kcal. Hiện nay, chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Xào, hấp, nấu,… và lượng calo sẽ những biến đổi nhất định theo từng cách nấu.
So với một số loại thực phẩm khác có cùng định lượng như: Thịt bò (250 kcal), trứng gà (155 kcal), thịt heo (216 kcal),… Có thể thấy, mực có mức calo thấp hơn rất nhiều, vì thế, người ăn kiêng cũng có thể sử dụng được.
Lợi ích của việc ăn mực
Thành phần của mực có chứa nhiều loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B9 và B12). Bên cạnh đó, trong 100g mực có đến 15.6g protein, 32 mg canxi, 2.2g chất béo, cùng nhiều khoáng chất khác. Vì vậy, lợi ích của việc ăn mực phải kể đến như:
Duy trì và phát triển tế bào: Với hàm lượng protein cao, mà protein lại đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo, phát triển tế bào. Thế nên ăn mực có thể giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và nhanh lành vết thương.
Tăng sức khỏe của các cơ quan: Các vitamin nhóm B trong mực tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể như: Trao đổi chất, thần kinh, cơ bắp hay da và tóc,… Ngoài ra, vitamin B2 còn giúp duy trì chức năng não bộ, giảm tình trạng đau nửa đầu.
Hạn chế viêm khớp: Mực cung cấp 63% lượng selenium (chất chống oxy hóa) cho cơ thể, làm hạn chế triệu chứng của bệnh xương khớp.
Ngăn ngừa tấn công từ vi khuẩn: Mực có thể chống lại khuẩn E.coli và K. Pneumoniae gây bệnh cho cơ thể. Ngoài ra, mực cũng có tính kháng khuẩn và vô hiệu hóa một số virus có hại.
Phòng bệnh thiếu máu: Hàm lượng đồng trong mực cao, giúp thúc đẩy và sản xuất hồng cầu, tăng dòng màu chảy trong cơ thể.
Lượng calo có trong một số món ăn chế biến từ mực
Mực khô bao nhiêu calo?
Thông thường, để làm ra 1kg mực khô sẽ cần dùng khoảng 4 đến 5kg mực tươi. Thế nên, lượng calo có trong mực khô cũng sẽ cao hơn so với calo của mực tươi. Theo thống kế, trong 100g mực khô sẽ chứa calo hơn mực tươi là 199 kcal, với 291 kcal.
Mực xào bao nhiêu calo?
Mực xào là một món ăn được chế biến từ mực tươi khá phổ biến, với hương vị thơm ngon và bắt cơm. Kết hợp giữa mực và các loại nguyên liệu như: Hành tây, gia vị, ớt chuông, nấm,,… Trong 100g mực xào thường sẽ chứa từ 100 - 150 kcal tùy tùy theo gia vị và nguyên liệu chế biến.
Mực hấp bao nhiêu calo?
Mực hấp được chế biến từ mực tươi, đảm bảo vị thơm ngọt của mực. Một số cách hấp mực phổ biến như: Mực hấp bia, mực hấp nước dừa, hấp gừng sả,… Vì không sử dụng dầu mỡ, nên lượng calo trong mực hấp cũng thấp hơn mực xao, khoảng 100 kcal/100g.
Mực chiên bao nhiêu calo?
Mực chiên là một trong những món ăn được chế biến từ mực có lượng calo cao nhất. Thông thường sẽ được chế biến bằng cách tẩm bột rồi chiên ngập dầu. Lượng calo ước tính trong 100g mực chiến sẽ khoảng từ 200 - 250 kcal tùy cách chế biến.
>> Xem thêm: Cách Làm Chả Mực Thơm Ngon Đậm Đà Cho Cả Nhà
Ăn mực có béo (mập) không?
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần 2000 kcal hoạt động và làm việc, mà trong 100g mực tươi chỉ có 92 kcal. Thế nên, nếu cân bằng lượng calo với các thực phẩm khác, mực không làm béo cơ thể.
Thay vào đó, mực còn hỗ trợ cho quá trình giảm cân và rất phù hợp với những người ăn kiêng. Bạn cũng cần lưu ý về cách chế biến mực và kiểm soát lượng calo nạp vào hàng ngày, tránh thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân.
Tải app bTaskee và đặt lịch dịch vụ ngay!
Cách chọn mua mực tươi ngon
Mực ngon nhất là khi chúng vừa được đánh bắt về và còn sống, nhưng rất khó để tìm thấy những nơi bán mực sống. Sau đây, hãy điểm qua cách lựa chọn mực đảm bảo độ tươi ngon:
Quan sát màu sắc, những con mực tươi thường sẽ có màu sáng bóng. Những phần màu nâu sẽ có nâu đậm, thân mực có màu trắng đục.
Mực tươi thường sẽ có màu mắt trong veo, nhìn thấy được con ngươi, không bị chảy dịch hoặc vàng và bị lồi ra ngoài.
Sờ vào phần thân để cảm nhận về độ săn chắc của thịt và độ đàn hồi. Bạn có thể cảm nhận về độ dày và khi ấn tay vào thân, nó sẽ nhanh chóng trở về hình dạng ban đầu
Mực tươi thì đầu, các xúc tu và râu mực sẽ dính chặt vào nhau, còn nếu mực ươn thì các phần thường mềm và dễ bị tách rời. Đừng nên chọn những con có phần đầu tách khỏi thân và thịt bị nhão, có mùi lạ.
Hãy chọn những con có kích thước lớn, dày dặn, mập mạp và khi cầm có cảm giác nặng tay. Có màu sắc đặc trưng và các bộ phần còn nguyên vẹn.
Ngoài ra, bạn có thể đến mua mực tại những địa chỉ bán hải sản uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tươi ngon.
Một số lưu ý cần biết khi ăn và sơ chế mực
Để chế biến những món ăn thơm ngon từ mực, đầu tiên cần phải biết cách sơ chế, làm sạch mực nhưng vẫn giữ được độ tươi, cần lưu ý những điều sau:
Lấy túi mực: Khi sơ chế, cần tách phần đầu ra khỏi thân và túi mực cũng được kéo theo ra ngoài. Hãy cẩn thận tránh làm túi mật bị vỡ, còn nếu vô tình làm vỡ, hãy rửa kỹ bằng nước sạch. Nhằm tránh bị đen và đắng khi chế biến các món ăn.
Làm sạch bên trong ống mực: Lấy phần xương sống của mực ra, sau đó loại bỏ hết phần nội tạng còn sót lại. Lưu ý làm nhẹ tay và nhanh chóng, tránh để mực bị mềm hoặc mất thẩm mỹ.
Lựa chọn cách sơ chế tùy theo loại mực: Mỗi loại mực sẽ có những đặc điểm khác nhau và cần lựa chọn cách chế biến phù hợp. Ví dụ: Mực sim có kích thước nhỏ thì chỉ cần rửa sạch, mực trứng khi sơ chế cần cẩn thận để giữ nguyên phần trứng,..
Khử mùi tanh: Tuy đã sơ chế sạch, nhưng khi chế biến không thể tránh khỏi việc mực bị tanh, gây khó chịu. Thế nên, bạn có thể khử tanh bằng một số nguyên liệu sau: Sử dụng gừng, rượu, trà xanh, chanh,…
Bảo quản mực: Sau khi sơ chế xong, có thể đem đi để chế biến ngay thành các món ăn. Còn nếu chưa sử dụng, hãy cấp đông để tránh mực bị ươn.
Được ưa thích với độ dinh dưỡng cao và hàm lượng calo thấp, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể ăn mực. Cùng điểm qua một số lưu ý khi ăn như:
Người bị dị ứng hải sản và các thành phần của mực không nên ăn, vì có thể gây ngứa ngắn, mẩn đỏ, khó thở,…
Mực có chứa hàm lượng lớn Cholesterol, nên những người có tiền sử về bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật hay tim mạch thì không nên ăn.
Không nên ăn mực khi còn sống hay chưa được nấu chín để tránh một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Người bị những bệnh về da như mẩn ngứa, chàm, phát ban,… thì không nên ăn mực, nó có thể khiến tình trạng nặng thêm.
Câu hỏi thường gặp
bTaskee vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc “mực bao nhiêu calo?”. Mực là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều mà hãy điều tiết với hàm lượng phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
Chả Lụa Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Giò Lụa Có Mập Không?
Chân Gà Bao Nhiêu Calo? Đang Giảm Cân Có Nên Ăn Không?
Cá Hồi Bao Nhiêu Calo? Đang Giảm Ăn Cá Hồi Được Không?