Quả tùng la hán có ăn được không? Ý nghĩa và công dụng

Tương tự như các thành viên khác trong họ tùng, Tùng La Hán mang trong mình ý nghĩa của sự may mắn và tốt lành. Đứng đầu trong bộ tứ gồm Tùng - Trúc - Cúc - Mai, cây tùng đại diện cho các biểu tượng và ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, liệu quả của cây tùng la hán có thể ăn được hay không là một câu hỏi mà không phải ai cũng biết đáp án. Hôm nay, cùng Hệ thống vườn tùng Toàn JP khám phá và tìm hiểu thông tin liên quan đến loại cây độc đáo này.

Tùng la hán đẹp

Vài nét về cây tùng la hán

Cây tùng la hán, còn được biết đến với tên gọi là cây vạn niên tùng. Loài cây này có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong tự nhiên. Nên chúng có tuổi thọ rất cao, có thể sống đến vài trăm năm. Cây có lá xanh tươi quanh năm, thuôn dài, mỏng và sắp xếp đối xứng. Khi cây càng lớn, gốc sẽ trở nên càng xù xì, thô ráp, tạo nên một nết đẹp cổ kính.

Nhiều người ưa chuộng sử dụng tùng la hán để trang trí trong các dự án kiến trúc, cũng như có thể trồng trong chậu bên trong nhà, thậm chí tạo dáng thành cây bonsai. Ngoài ra, tùng la hán cũng là một phần quan trọng trong các dự án công cộng như công viên, đình chùa, và khu vực xung quanh các công trình văn hóa. Chúng thường được trồng thành hàng hoặc kết hợp với các loại cây viền và cây cỏ nền để tạo ra khung cảnh xanh mát và thu hút. Điều đặc biệt là, tùng la hán dễ trồng, bạn chỉ cần gieo hạt hoặc chiết cành để trồng chúng. Không chỉ dễ trồng, cây tùng la hán cũng dễ chăm sóc. Chúng chỉ cần ánh sáng đủ và môi trường mát mẻ, và chúng sẽ phát triển mạnh mẽ.

Trồng cây tùng la hán trong nhà, đặc biệt là trong sân vườn, có thể giúp tạo ra một không gian xung quanh với không khí trong lành và mát mẻ. Điều này mang lại cảm giác bình yên và ấm áp cho gia đình.

Đặc điểm của cây tùng la hán

Cây tùng la hán có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản và Trung Quốc, đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến tại Việt Nam nhờ vào sự thanh lịch và quyến rũ của nó.

quả tùng la hán nhật bản
Quả tùng la hán có ăn được không?

Hoa và quả tùng la hán

1. Hoa tùng la hán

Hoa Tùng La Hán thường nở vào xuân, dao động từ khoảng tháng 3 đến cuối tháng 5 hàng năm, tạo nên 1 cảnh quan tuyệt đẹp cho chủ sở hữu. Đây là loài cây đơn tính, nghĩa là có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường có hình trụ, màu trắng đục, và có những sợi mỏng, mọc lẻ loi ở đầu cành. Hoa cái thì khác, thường có đài hoa to với 4 vảy dạng tuyến bên dưới.

2. Quả tùng la hán

Quả Tùng La Hán thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 và tháng 11. Quả chia làm hai phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh. Phần dưới có màu tím đỏ. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Ăn có vị chua thơm ngọt, rất lạ miệng. Theo các nhà y học Trung Quốc và theo kinh nghiệm dân gian, quả Tùng La Hán có nhiều ứng dụng khác nhau. Chúng có thể được sử dụng để ngâm rượu và tạo ra các loại thuốc chữa bệnh liên quan đến huyết áp, gan, thận, và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó quả tùng la hán có hình dạng giống như những bức tượng la hán trong chùa. Vì vậy tùng la hán trong phong thủy có ý nghĩa tâm linh rất được xem trọng. Trồng cây tùng la hán trong nhà, người ta tin rằng có thể giúp ngôi nhà trở nên thanh tịnh hơn và có tác dụng trừ tà tốt.

———

Hệ thống vườn tùng Toàn JP chuyên cung cấp tùng la hán Nhật, thông đen, hoa đỗ quyên, hoa trà… các sản phẩm bằng đá như các bộ bàn ghế bằng đá, đèn đá, đá đường đi, đá lát,… Tất cả sản phẩm đều nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Liên hệ 084.932.6666 để nhận tư vấn chi tiết.

Link nội dung: https://pus.edu.vn/qua-tung-a59547.html