Công dụng bất ngờ của cây khế

1. Đặc điểm cây khế

Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola. Đây là loài cây thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae.

Đặc điểm của cây khế bao gồm:

Để tận dụng những công dụng của khế, người ta thường lấy phần vỏ cây, hoa, lá, rễ và quả khế để bào chế thành các bài thuốc khác nhau.

Nguồn gốc của cây khế là ở Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay, loài cây này đã được di thực và trồng phổ biến ở nước ta. Phần hoa và quả khế được thu hái theo mùa còn phần lá, rễ và thân cây khế có thể được thu hái quanh năm.

Công dụng của cây khế được nhiều người quan tâm

2. Tác dụng của cây khế là gì?

Trong quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào, bao gồm chất xơ, protein, vitamin A, K, E, B5, C, các nguyên tố vi lượng như kali, magie, đồng và các hợp chất từ thực vật như gallic acid, quercetin, epicatechin...

Công dụng của cây khế theo Đông y:

Tác dụng của cây khế theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

3. Một số bài thuốc ứng dụng những tác dụng của cây khế

3.1. Chữa lở sơn

Nguyên liệu: Lá khế tươi dùng riêng khoảng 40g hoặc có thể kết hợp thêm lá muồng truổng (mỗi thứ 20g).

Đem nguyên liệu đi giã nát, sau đó gói vào vải sạch và tiến hành đắp lên chỗ bị lở sơn.

Ngoài ra, công dụng của quả khế giã nát và đắp lên da cũng có thể điều trị chứng bệnh này.

3.2. Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, lở loét

Người bệnh có thể dùng lá khế đã giã nát để xoa bóp và đắp lên vùng da bị dị ứng. Đồng thời nên sắc 16g vỏ núc nác để uống giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng lá của các loại cây sau: khế, thanh hao, long não, thông; mỗi vị 15-20g lá để nấu nước tắm hàng ngày.

3.3. Phòng sốt xuất huyết trong mùa dịch

Nguyên liệu bao gồm lá khế 16g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi vị 12g. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống thay nước hàng ngày để phòng ngừa sốt xuất huyết.

Đặc biệt, khi đang bị sốt xuất huyết và xuất hiện mẩn ngứa trên da cũng có thể dùng lá khế để sắc uống, hoặc thêm lá khế vào các bài thuốc chữa sốt xuất huyết khác.

3.4. Thuốc thúc sởi, làm sởi nhanh mọc và mọc đều

Nguyên liệu: Quả khế thua hái về đem thái lát phơi khô lấy 20g, rau dệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g, sau đó đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, người bị sởi còn có thể dùng vỏ cây hoặc vỏ rễ cây khế, cạo bỏ lớp ngoài và lớp vỏ xanh để sao vàng và sắc lấy nước uống với liều lượng khoảng 20-40g một ngày.

Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, lở loét là công dụng của cây khế

3.5. Trị cảm nắng

Lấy lá khế tươi khoảng 20g kết hợp 10g lá chanh, đem đi giã nát và vắt lấy nước uống.

3.6. Chữa sốt cao co giật ở trẻ em

Đem các nguyên liệu bao gồm hoa khế 8g, hoa kim ngân 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g để sắc lấy nước đặc và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

3.7. Chữa hen suyễn, ho gà, ho có đờm và viêm họng

Có thể áp dụng các cách sau đây để chữa bệnh:

3.8. Một số công dụng khác của cây khế

Trị chứng tiểu buốt và ra máu, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lấy 80g lá khế cùng 50g rễ cỏ chanh để đi sắc lấy nước uống.

Chữa tiểu không thông: Dùng 7 quả khế chua, mỗi quả cắt lấy 1⁄3 phía cuống. Sau đó đổ vào một bát nước, sắc đến khi còn nửa bát và uống khi còn ấm. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp với bài thuốc dùng 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát và đắp lên phần rốn.

Chữa ngộ độc nấm hoặc rắn cắn: 20g lá khế 20g, 20g lá hoặc quả đậu ván, 10g lá lốt (nếu có kèm theo hoa càng tốt), đem tất cả nguyên liệu tươi đi giã nát, sau đó hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy phần nước và uống hết trong một lần, thực hiện từ 2 đến 3 lần. Riêng trường hợp bị rắn cắn có thể lấy phần bã thuốc đắp lên vết cắn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng lá khế khô khoảng 10g, sao qua cho thơm rồi sắc uống từ 2 đến 3 lần.

Phòng bệnh phụ nữ sau sinh đẻ: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, đem tất cả đi sắc lấy nước uống thay nước hằng ngày.

4. Một số lưu ý khi dùng khế để điều trị bệnh

Lá, vỏ, thân, rễ và quả của cây khế đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung loại quả này với liều lượng vừa phải để tránh kích thích dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương. Nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường trong quá trình điều trị, người dùng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://pus.edu.vn/la-khe-a59328.html