Cơm lam là đặc sản của vùng Đông Giang - Quảng Nam mà bất kỳ du khách nào khi có dịp ghé thăm núi rừng đại ngàn đều muốn thưởng thức và lựa chọn làm quà về. Dù là món ăn dân dã, nhưng thưởng thức một lần đảm bảo sẽ vương vấn không quên. Cùng congtroidongiang.vn khám phá thêm về món ăn này nhé!
Cơm lam bắt nguồn từ đâu? Theo lời kể của người dân địa phương, ngày xưa đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu trong ở rừng, ở trên các định núi cao. Tập quán du canh du cư theo mùa vụ, không định cư lâu dài ở một nơi nào được đến hai mùa nương rẫy.
Cuộc sống không cố định, nay ở núi này, mai lại ở ngọn núi khác. Do đó, đời sống của bà con rất khó khăn, nhà cửa tạm bợ và đồ dùng trong nhà cực kỳ thiếu thốn.
Từ đây, người đồng bào đã nghĩ ra cách nấu ăn bằng những vật dụng sẵn có, không cần phụ thuộc vào xoong nồi, chén bát.
Trong đó, có một cách nấu cơm không cần dùng đến xoong nồi mà tận dụng cây gỗ, tre nứa luôn sẵn có quanh rừng. Đó là ngâm gạo vào nước cho mềm, sau đó cho gạo vào ống nứa rồi vùi ống nứa vào đống lửa.
Vừa nướng vừa xoay, cho đến khi dùng ngón tay ấn thấy mềm, mùi thơm tỏa ra là cơm đã chín. Sau đó, chỉ cần bóc vỏ nứa đi là có cơm chín dẻo thơm.
Cứ như thế, cách nấu cơm vừa tiện lợi, vừa thơm ngon đó được đồng bào duy trì cho đến ngày nay. Món ăn này được gọi là cơm lam. Cơm lam là cơm gì? Từ “lam” là cách nói của đồng bào Thái. Đây là một động từ, dịch ra có nghĩa là “nướng”.
Nguồn gốc ra đời của món cơm đặc sản là vậy. Món cơm này vừa có thể nấu ăn tại nhà, đồng bào vừa có thể mang theo khi đi làm nương rẫy, vừa thuận tiện, lại có thể bảo quản tốt, không bị ôi thiu.
Có thể nói cơm lam là món ăn đặc trưng, phù hợp với tập quán du canh du cư, làm nương rẫy của đồng bào Đông Giang.
Ngày nay, món cơm trong ống nứa tưởng chỉ nhằm mục đích dễ làm, ăn cho qua bữa, đã được kế thừa, trở thành đặc sản của miền núi Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Cơm lam của dân tộc nào? Đông Giang là vùng rừng núi hùng vĩ nằm ở phía Tây Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với món cơm truyền thống của người đồng bào Cơ Tu - món được bà con Cơ Tu chuẩn bị mỗi khi có lễ hội mừng lúa mới, tiệc tùng thiết đãi khách.
Cũng như các dân tộc khác ở vùng núi Quảng Nam, nền kinh tế chủ đạo của người Cơ Tu là làm nương rẫy.
Trong quá trình đi nương, lên rẫy, người dân thường mang cơm nắm bọc lá chuối hoặc ít gạo nếp, gạo tẻ theo để nhóm lửa. Sau đó nấu cơm ống tre rồi ăn cùng muối ớt, muối lạc vừng, muối riềng.
Để làm ra một mẻ cơm ống tre, ống nứa Đông Giang không quá khó. Nhưng điều quan trọng nhất là phải tìm được nguồn nguyên liệu đúng chuẩn.
Thành phần của món cơm lam khá đơn giản. Đó là gạo tẻ, gạo nếp do chính đồng bào trồng trên nương, mới thu hoạch. Loại gạo nếp nương này sạch 100%, có mùi thơm dịu nhẹ, dẻo, béo bùi và hạt rất chắc, mẩy. Cùng với gạo, không thể thiếu ống nứa, ống tre non và lá chuối để làm nút bịt ống nứa.
Ngoài ra, phần nước để nấu chín gạo cũng rấy quan trọng, quyết định đến hương vị món cơm đặc biệt này. Nước thường do người đồng bào lấy từ suối, khe núi, trong veo mát lành. Nguồn nước cũng góp phần giúp cơm có độ dẻo ngọt và mùi thơm đặc trưng.
Đầu tiên, trước khi được nấu thành cơm, gạo nếp nương, gạo tẻ cần được ngâm nước qua đêm để gạo nở mềm. Sau đó, đem vo sạch rồi cho vào ống tre. Thêm nước suối sạch vừa đủ vào bên trong ống rồi dùng lá dong/lá chuối bịt kín đầu ống lại.
Tiếp theo, nhóm bếp than/củi để nướng ống tre. Trong quá trình nướng, lửa phải đều, cháy vừa phải, không bùng mạnh để tránh làm cháy ống nướng.
Người nướng phải vừa nướng, vừa xoay đều ống tre để phần gạo bên trong chín đều, không bị cháy. Để có được một mẻ cơm ống tre Đông Giang, thời gian chuẩn bị và nướng mất khoảng gần một tiếng. Lúc mới đưa ống nứa vào nướng trên bếp, vỏ ống còn xanh mướt.
Khi thấy ống tre cháy đều, lớp than đen phủ quanh ống. Ấn vào thấy mềm, mùi thơm lừng tỏa ra thì lúc ấy, phần cơm đã chín.
Cuối cùng, bạn chỉ cần lấy dao, cắt bỏ lớp vỏ tre nứa cháy bên ngoài để lấy phần cơm nóng hổi, dẻo thơm ra thưởng thức.
Cơm lam giờ đây không chỉ là một món ăn, mà đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân Đông Giang. Có dịp đến xứ sở đại ngàn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản cơm dân dã này tại các địa chỉ sau nhé!
Cổng Trời Đông Giang là kỳ quan độc đáo nằm dọc theo dãy núi Trường Sơn. Khu du lịch “siêu to khổng lồ” có tổng diện tích lên đến hơn 120ha. Đây là tổ hợp khu nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.
Đến đây, du khách không chỉ được hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ của vùng núi cao phía Tây Quảng Nam. Mà còn có cơ hội trải nghiệm nhiều kỳ quan, khu vui chơi, check-in nổi tiếng như: Thác Trứng Rồng, động Tiên Cung, hang Ngọc Đế, làng văn hóa Cơ Tu,…
Ngoài ra, đừng quên trải nghiệm khu ẩm thực của Cổng Trời Đông Giang, với nhiều đặc sản rừng ngon nức tiếng. Trong đó không thể thiếu món cơm lam trứ danh.
>>> Gợi ý: Đền Bà Lâm Cung Thánh Mẫu tại Cổng Trời Đông Giang
Ăn cơm lam ở đâu ngon? Đây là quá chuyên phục vụ các đặc sản rừng, sông suối phía Tây Quảng Nam. Đó là các món làm từ rau rừng, măng rừng xào, trộn. Các loại thịt nướng, cá nướng, gà nướng cơm lam lửa hồng, xôi nếp nương.
Đặc biệt, quán còn có rượu cần, rượu sâm do người dân địa phương tự tay nấu, mang hương vị thơm ngon đặc trưng.
Đây cũng là địa chỉ chuyên đặc sản địa phương ngon, rẻ mà nhiều du khách ghé thăm khi có dịp đi du lịch Đông Giang. Đến đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, được chế biến theo phong cách địa phương.
Đồng thời còn được dịp trải nghiệm tự nướng cơm lam trên bếp than hồng vô cùng thú vị. Sau khi nướng xong, thực khách sẽ được tự tay bóc vỏ tre, thưởng thức phần cơm nóng hổi, vừa thổi vừa xơi bên trong.
Gà nướng ăn với cơm lam, thịt nướng cơm lam. Hay cơm lam muối riềng, muối mè, cơm lam măng ớt… tại quán đều có hương vị thơm ngon chuẩn xứ đại ngàn.
Hiện nay, cơm ống tre Đông Giang cũng được bán ở các phiên chợ địa phương. Cơm ống tre, ống nứa nướng sẵn được bán với giá trung bình từ 15.000 - 25.000 đồng/ống để du khách mua về làm quà cực tiện lợi.
Nếu trót vương vấn hương vị món cơm ống tre Đông Giang, bạn cũng có thể tự tay chế biến ngay tại nhà. Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, tuy nhiên cơm lam cách làm có phần cầu kỳ và mất thời gian hơn so với nấu cơm trên nồi cơm thông thường.
Nguyên liệu để nấu cơm ống tre Đông Giang khá dễ tìm. Đây đều là những nguyên liệu quen thuộc, tuy nhiên, bạn cần cẩn thận lựa chọn đúng loại chuyên dùng để nấu cơm lam. Như vậy món ăn mới đảm bảo chuẩn vị nhất!
So với nấu cơm bằng nồi, cơm ống tre đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn. Đặc biệt, đầu bếp phải túc trực xuyên suốt bên bếp lửa để nướng cơm.
+ Sơ chế nguyên liệu
+ Nấu cơm lam
Cách nướng cơm lam cần có sự tỉ mỉ. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bếp than, củi với lửa đều, vừa phải, không bùng mạnh để cơm khi chín không bị khô hoặc cháy.
Trong suốt quá trình nướng, người nấu phải liên tục trở đều tay để lớp vỏ tre/nứa không bị cháy xém. Nấu cho đến khi ống tre khô lại, lớp than đen bọc đều bên ngoài và mùi cơm gạo nếp thơm nức lan tỏa khắp không gian là cơm đã chín.
Cơm lam ăn như thế nào? Trước khi mang ra thưởng thức, bạn nên dằn mạnh ống cơm xống đất để cơm dồn về cuối ống. Sau đó dùng dao chẻ phần nứa bên ngoài ra.
Bạn sẽ cảm nhận rõ hương thơm của gạo nếp hòa quyện với ống tre, lá chuối, mùi than củi. Hạt gạo mềm, mẩy, dẻo và béo ngậy.
Cơm lam ăn kèm với gì? Cơm ống tre cực thích hợp để ăn cùng muối ớt rừng, muối mè, muối lạc hoặc măng rừng. Món gà cơm lam, cơm lam chiên ăn cùng thịt lợn nướng, cá suối… cũng rất ngon. Đặc biệt, người dân Đông Giang, Quảng Nam còn có một “topping” ăn kèm cơm khá độc đáo, đó là muối riềng.
“Ăn cơm lam có béo không?” là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Cơm được nấu từ gạo nếp dẻo thơm, tinh bột và lượng đường khá cao nên ăn rất chắc bụng, no lâu.
Do đó, món cơm này là sự lựa chọn hoàn hảo cho người đồng bào lao động chân tay, đi làm nương rẫy với cường độ cao.
Nếu ăn quá nhiều cơm lam cùng lúc, chị em có thể tăng cân nhanh chóng. Hãy lưu ý để có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp nếu trót “nghiện” món cơm dân dã này nhé!
Đến với vùng cao Đông Giang, ngoài món cơm nấu trong ống tre, bạn sẽ còn trầm trồ trước hương vị đặc trưng của nhiều đặc sản nổi tiếng khác.
Cơm lam ăn cùng muối ớt tươi, đơn giản vậy thôi nhưng bạn sẽ cảm nhận rõ, trọn vẹn nhất hương vị món cơm này nhờ “topping” mộc mạc ăn kèm.
Ớt rừng A Riêu Đông Giang vốn là loại ớt mọc hoang trên rừng. Ớt có hương thơm đặc trưng, quả nhỏ và đặc biệt cay xé lưỡi. Ớt tươi được bà con hái rồi ngâm vào hũ cùng muối hạt để bảo quản trong thời gian dài.
Đến bữa, chỉ cần lấy ớt muối ra, ăn kèm với cơm lam, rau và măng rừng hay thịt, cá… đều giúp các món ăn dậy hương vị, đậm đà hơn rất nhiều. Du khách đến Đông Giang cũng thường tìm mua Ớt A Riêu về làm quà tặng bạn bè, người thân.
Gà đồi nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của đồng bào Đông Giang. Vị ngọt, thơm, dai dai của thịt gà nuôi thả tự nhiên, kết hợp với cơm nếp nương dẻo thơm tạo thành món ngon kích thích vị giác.
Gà được sử dụng làm món gà nướng cơm lam thường là những con gà tơ được nuôi thả, nặng trên dưới 1kg. Thịt gà tuyển chọn khi ăn cực mềm, săn chắc, ngọt thơm và có lớp da mỏng gòn.
Cách làm gà nướng cơm lam có khó không? Sau khi sơ chế, gà được ướp đơn giản với muối ớt, tiêu, sảm thêm chút mật ong. Và đặc biệt, không thể thiếu các loại lá rừng.
Khi đã ngấm gia vị, gà được kẹp vào thân tre rồi mang đi nướng trên bếp lửa cho đến khi thịt gà thơm nức, có màu vàng cánh gián là có thể ăn được.
Ngoài cơm ống tre, gà nướng, rau rừng cũng là món ngon đặc trưng của xứ đại ngàn Đông Giang. Rau rừng được hái từ cây rau mọc tự nhiên trên rừng, do đó rất sạch, tươi ngon và tốt cho sức khỏe.
Rau được chế biến thành các món rau xào tỏi, rau luộc, nộm, lẩu… đều cực kỳ thơm ngon, ngọt bùi. Đảm bảo ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Thịt lợn nướng Đông Giang được chế biến từ lợn mán nuôi thả tự nhiên. Lợn được người dân cho ăn cám, ăn chuối, rau… nên lớp da dày, phần thịt thơm ngọt, đậm vị, phần mỡ béo ngậy.
Thịt lợn bản có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon lạ, giàu dinh dưỡng như lợn xào măng rừng, lợn nướng, thịt lợn quay… Món thịt lợn nướng rất phù hợp cho các bữa tiệc liên hoan hoặc làm món nhậu.
Trước đây, người đồng bào Đông Giang mang cơm đi rẫy vì tiện lợi, dễ bảo quản. Cơm ống tre nướng xong có thể trữ ăn cả tuần dài mà chẳng lo bị ôi thiu.
Nếu muốn mua cơm ống tre về làm quà, bạn có thể bảo quản ống cơm trong hộp kín để tránh cho ống cơm không bị các tác nhân bên ngoài tác động.
Cơm lam bảo quản được bao lâu? Nếu không sử dụng ngay, hãy để cơm ống tre vào tủ lạnh. Bảo quản cơm lam trong tủ lạnh ngăn mát sẽ giữ được hương vị thơm ngon trong vòng khoảng 2-3 ngày. Còn nếu muốn trữ lâu hơn, hãy bảo quản ống cơm trong ngăn đá tủ lạnh.
Cách làm nóng lại cơm lam: Khi mang ra, để cho cơm hết lạnh rồi hâm nóng trong lòng vi sóng, nồi chiên không dầu trước khi ăn cơm.
Lưu ý: Luôn kiểm tra trạng thái của cơm trước khi sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu ống cơm có mùi lạ, bị mốc, hư hỏng thì không nên sử dụng nữa.
> Tham khảo: Hệ thống rừng nguyên sinh tại Đông Giang
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người thừa nhận, hương vị món cơm lam khiến họ vấn vương khi có dịp đến với xứ sở đại ngàn. Hãy đến Đông Giang để được đắm chìm trong những điệu múa rộn ràng, âm thanh “tung tung, ya yá” ngây ngất bên ngọn lửa hồng ngày hội “Mừng lúa mới”. Sau đó là thưởng thức đặc sản núi rừng ngon đến nao lòng nhé!
Theo Ngân Hà - Congtroidongiang.vn
Link nội dung: https://pus.edu.vn/lam-trong-com-lam-la-gi-a59289.html