Soạn bài Đi lấy mật| Văn 7 kết nối tri thức

1. Soạn bài Đi lấy mật: Trước khi đọc

Hãy kể tên một vài miền quê ở Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết đến thông qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, thơ văn, phim,…). Nơi nào đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc nhất?

Gợi ý:

- Một vài miền quê của Việt Nam đã từng tới thăm hoặc biết đến thông qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, thơ văn, phim,…): hang Én, tỉnh Bến Tre, đảo Cô Tô,…

- Nơi để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất: tỉnh Bến Tre, bởi vì khung cảnh thiên nhiên ở miền Tây sông nước rộng lớn cùng với những hàng dừa xanh và cả những món ăn đặc sản nổi tiếng.

2. Soạn bài Đi lấy mật: Đọc văn bản

2.1 Khung cảnh thiên nhiên thông qua cái nhìn của nhân vật An.

Buổi sáng, đất rừng thì yên tĩnh.

Không khí thì mát lành.

Ánh sáng trong vắt và hơi gợn một chút óng ánh ở trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến cho ta nhìn cái gì cũng giống như là nó được bao qua một lớp thủy tinh.

=> Thiên nhiên thật trong lành và tươi mát.

2.2 Chú ý vào những chi tiết miêu tả về ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật.

- Những chi tiết miêu tả về ngoại hình và cử chỉ của nhân vật:

+ Ngoại hình: tía (ở bên hông lủng lẳng túi, lưng thì mang gùi, tay lại cầm chà gạc), thằng Cò (đội một cái thúng to).

+ Cử chỉ: tía (vung tay lên cao, đưa một con dao phạt ngang), tôi (chen vào giữa và quảy tòn ten cái gùi), con Luốc (chạy tung tăng và sục sạo)

2.3 Chú ý vào những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi và về Cò.

- Những suy nghĩ của nhân vật An đó là:

+ Về tía nuôi: rất quan tâm đến An (nghe tiếng thở của An cũng có thể biết là An mệt rồi cho ngồi nghỉ)

+ Về Cò: một người vô cùng khỏe mạnh dẻo dai (cặp chân hệt như bộ giò nai, lội suốt ngày ở trong rừng)

2.4 Cò giảng giải cho An những điều gì?

Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, đó là nơi mà ong mật sẽ làm tổ.

2.5 Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng.

- Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng: được thể hiện thông qua sự đa dạng của nhiều loài chim, âm thanh sống động của bầy chim, ong và cảnh vật cây cối cũng vô cùng đa dạng: đàn ong mật như một xâu chuỗi hạt cườm, một đàn li ti như nắm trấu bay, tiếng kêu eo…eo…râm ran khu rừng mà phải thính tai mới thấy; vùng cỏ tranh khô vàng có hàng nghìn con chim cất cánh bay; mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hương tràm thơm ngây ngất khắp khu rừng, những con kì nhông với đủ sắc màu.

2.6 Nội dung câu chuyện má nuôi của An.

- Nội dung câu chuyện má nuôi của An:

+ kể về chỗ để tìm cách gác kèo với nhiều kinh nghiệm như đường bay của ong, hướng gió, chỗ ít gió, chỗ ấm, ít người qua lại

+ kể về cách để làm tổ ong: chọn nhánh tràm non, kích thước to bằng cổ tay, chọn cây vừa kín lại vừa im và có nhiều bóng nắng thì mật sẽ không bị chua; gác kèo làm tổ cần phải tỉa bớt xung quanh để lấy mật dễ hơn.

+ kể về thời gian đóng tổ: vào giữa tháng mười một, như vậy thì cuối năm gặp mưa cành làm tổ cũng sẽ bị mưa rửa trôi sẽ giống như các cành còn lại thì ong sẽ về để làm tổ.

2.7 Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật An và má: An nghe má kể thì cũng nghĩ việc làm gác kèo cho ong là dễ, nhưng thực tế thì nhiều người có kinh nghiệm gác kèo mười năm vẫn về tay không vì xác định không đúng chỗ và đoán sai hướng gió.

2.8 Sự khác biệt ở trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

- Sự khác biệt ở trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh:

Cách thuần hóa ong của người dân U Minh

Cách thuần hóa ong ở những nơi khác

- Gác kèo sẵn để cho ong về làm tổ

- Người La Mã làm tổ bằng đồng có hình chiếc vại, đục thủng nhiều lỗ con quanh phần miệng và quanh đáy. - Người Mễ Tây Cơ: làm tổ ong bằng chất liệu đất nung. - Người Ai Cập nuôi ong ở trong tổ bằng sành có hình ống dài xếp trồng lên nhau ở trên bãi cỏ. - Ở Châu Phi: đục rỗng phần thân cây, bịt kín hai đầu. - Ở Tây u: tổ ong lợp được làm bằng rơm

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Soạn bài Đi lấy mật: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Đoạn trích bao gồm những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra được mối quan hệ giữa những nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích bao gồm các nhân vật đó là An, Cò, má nuôi và tía nuôi.

- Mối quan hệ giữa những nhân vật: Họ là những người thân ở trong một gia đình. An được ông lão bán rắn nhận về làm con nuôi, còn Cò chính là con ruột của ông lão bán rắn.

3.2 Câu 2 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Nêu cảm nghĩ về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa vào những chi tiết tiêu biểu nào?

Lời giải chi tiết:

- Tía nuôi của An là một người đã từng trải, hiểu biết rất nhiều và yêu thương con cái.

- Chi tiết tiêu biểu:

Khi đưa con vào rừng, ông đã đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”.

Khi thấy An mệt thì ông đã bảo các con dừng lại để ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”.

3.3 Câu 3 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Cảnh sắc thiên nhiên ở rừng U Minh được nhà văn tái hiện thông qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật đó.

Lời giải chi tiết:

Cảnh sắc thiên nhiên của rừng U Minh đã được nhà văn tái hiện thông qua cái nhìn của nhân vật An.

Khả năng quan sát và cảm nhận của nhân vật An: rất tinh tế, phát hiện ra được những cái đẹp của thiên nhiên.

3.4 Câu 4 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé được sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì đã khiến em khẳng định như thế?

Lời giải chi tiết:

Nhân vật Cò được sinh ra và lớn lên ở đất rừng phương Nam. Bởi cậu đã quá quen thuộc với khu rừng và biết được cách nhìn ong mật…

3.5 Câu 5 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả thông qua những chi tiết nào (ngoại hình, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, mối quan hệ với nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một vài chi tiết tiêu biểu để khái quát về đặc điểm tính cách của nhân vật An.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả thông qua những chi tiết:

- Hành động: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.

- Suy nghĩ: Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa; Về thằng Cò; Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết; Nghĩ lại những lời má kể

- Trạng thái, cảm xúc: Mệt mỏi sau một quãng đường đi; Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.

- Có những quan sát và miêu tả vô cùng tinh tế về khu rừng U Minh.

- Có mối quan hệ rất tốt đẹp với má nuôi và tía nuôi

→ Là một cậu bé rất nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và thích khám phá, có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức

3.6 Câu 6 trang 24 SGK Văn 7 kết nối tri thức tập 1

Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người cùng với rừng phương Nam?

Lời giải chi tiết:

- Con người và rừng phương Nam thật là đẹp và đặc biệt:

+ Con người: có vốn sống rất phong phú vừa có những nét tự do, sắc sảo, từng trải, vừa gần gũi, hồn nhiên, bình dị.

+ Thiên nhiên đất rừng: hùng vĩ, vừa là sự hoang sơ của những cây già, vừa nên thơ của nhiều sinh vật trong rừng,….

4. Kết nối đọc viết trang 24 SGK Văn 7/1 kết nối tri thức

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 5 - 7 câu) trình bày về cảm nhận của em đối với một chi tiết thú vị ở trong đoạn trích Đi lấy mật.

Lời giải chi tiết:

- Mẫu 1: Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy rất ấn tượng nhất với chi tiết nói về cách mà người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng”. Trước hết, nhà văn đã liệt kê ra hàng loạt cách “thuần hóa” ong ở những vùng đất khác nhau: người Mã Lai nuôi ong ở trong những chiếc tổ được làm bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng chất liệu đất nung, người Ai Cập nuôi ong vào trong những tổ bằng sành… Từ đó, tác giả đã kể về cách nuôi ong rừng đặc biệt của người dân vùng U Minh - nuôi ong bằng kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà loài ong đóng ở trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do chính con người tạo ra, để xác định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Cũng chính vì sự độc đáo và mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến cho tôi thêm phần tò mò về vùng đất U Minh.

- Mẫu 2: Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất đối với cuộc trò chuyện giữa người má nuôi với An. Má nuôi đã giảng dạy cho An nghe về cách để gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát từng nhành cây, hướng gió và tính trước đường bay của ong mật, rồi mới chọn nơi gác kèo. Cách gác kèo cũng rất khó, và kì công. Lời giải thích cụ thể và chi tiết đã giúp cho An hiểu được công việc lấy mật không đơn giản, mà đòi hỏi phải là người dày dặn kinh nghiệm và có đầy đủ kiến thức mới làm được. Từ đó, người đọc cũng hiểu thêm về công việc của người dân tại vùng đất U Minh.

- Mẫu 3: Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh cùng với những khám phá của cậu bé An khi theo Cò và tía nuôi vào trong rừng để lại rất nhiều những ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện và những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được cũng chính là khung cảnh bình yên của ba người sau một khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi xuống ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên ở dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như đang tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, cũng có những con gầm ghì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người cùng với thiên nhiên thật hòa hợp và yên bình.

- Mẫu 4: Đoạn trích Đi lấy mật kể về câu chuyện của 3 cha con Cò An đi vào rừng để lấy mật, qua đó tác giả muốn bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho ong mật. Trong đoạn trích em ấn tượng nhất đối với “sân chim” ở trong khu rừng U Minh. Giữa rừng U Minh rậm rạp, những tia nắng đang len lỏi vào các tán lá để soi xuống mặt đất vẫn còn hơi sương; ánh nắng xen lẫn với hương tràm ngây ngất phang phảng khắp khu rừng khiến cho con người cảm thấy vô cùng dễ chịu. Trong không gian ấy, một đàn chim hàng ngàn con đã cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng nhiên ồn ào và náo nhiệt như nhà có hội với đủ những sắc màu: chim già màu nâu, chim manh manh thì mỏ đỏ, chim nhỏ bay vù vù… Tất cả làm nên một không gian của U Minh tuyệt vời khiến chi ai đọc cũng khao khát một lần được đặt chân đến thăm.

Soạn bài Đi lấy mật Văn 7 kết nối tri thức dưới đây đã giúp cho người đọc có cái nhìn phong phú hơn về Đất rừng U Minh cùng với cảnh vật, thiên nhiên cùng con người vô cùng tốt đẹp. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất cứ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn THCS nói riêng hoặc những bài soạn của những môn học khác nói chung, các em cần truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giải đáp những thắc mắc trực tiếp từ các thầy cô giáo đáng yêu và nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://pus.edu.vn/soan-bai-di-lay-mat-a59276.html