Niacinamide trong mỹ phẩm là một thành phần có vai trò mạnh mẽ cho cả việc dưỡng ẩm và làm sáng da. Tuy nhiên, khi được sử dụng ở nồng độ cao trong công thức chăm sóc da, niacinamide lại có thể gây kích ứng da. Vì vậy, lựa chọn sử dụng niacinamide hay vitamin B3 nồng độ thấp (1-2%) là phù hợp để chăm sóc da, tránh mắc phải các tác dụng phụ, vì lạm dụng quá mức có thể bị mẩn đỏ hoặc viêm da.
Cơ thể có khả năng hấp thu niacinamide hay niacin, các sản phẩm chuyển hóa của vitamin B3, từ các loại thực phẩm hằng ngày như trứng, sữa, đậu, cá và rau xanh. Đồng thời, cơ thể cũng có thể sử dụng niacin dư thừa để tạo ra vitamin này hoặc chuyển đổi tryptophan thành niacinamide.
Ngoài các nguồn thực phẩm giàu vitamin B3, cơ thể cũng tiếp nhận được cả niacinamide và niacin tại chỗ thông qua việc sử dụng một số mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không kê đơn hay kê đơn, như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da, dưỡng tóc. Đây là một dưỡng chất thiết yếu cũng như là một thành phần cơ bản trong các loại mỹ phẩm thông thường, đem lại một làn da mềm mịn và một mái tóc óng ả.
Có rất nhiều lý do về sự hiện diện của niacinamide trong các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp. Về cơ bản, đây là thành phần được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng tại da, từ nếp nhăn, vết chân chim đến mụn và mẩn đỏ, đồng thời cải thiện vẻ ngoài của da. Tuyệt vời hơn nữa, loại vitamin B này dễ dàng thẩm thấu qua da, có nghĩa là niacinamide tác dụng hiệu quả như một thành phần chăm sóc da tại chỗ với các ưu điểm cụ thể như sau:
Trong các sản phẩm, mỹ phẩm làm dịu da, niacinamide nằm trong mọi danh sách liệt kê những thành phần. Vai trò làm chất chống oxy hóa và làm một chất chống viêm đã được chứng minh sẽ giúp làm giảm mẩn đỏ trên da. Tuy nhiên, tác dụng phụ gây mẩn đỏ đôi khi có thể gặp phải khi dùng niacinamide.
Trong một số trường hợp khác, nhất là trên cơ địa người có làn da nhạy cảm, niacinamide thực sự có thể gây kích ứng cho da. Trong khi ở một số cá nhân, đây là một thành phần cực kỳ êm dịu, giảm khô da. Niacinamide đã được ghi nhận nguy cơ gây đỏ bừng mặt, đặc biệt là những vùng nhạy cảm như trên vùng má và mũi, quanh mắt, bao gồm cả nổi các mẩn đỏ, ngứa ngáy, châm chích hay bỏng rát, mức độ nặng là viêm da dị ứng. Khi có các biểu hiện này, người dùng cần phải loại bỏ sản phẩm khỏi da ngay lập tức bằng cách rửa với nhiều nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục.
Nguyên nhân của những trường hợp mắc phải các tác dụng phụ khi dùng niacinamide là do sử dụng ở nồng độ cao. Đồng thời, một nguyên nhân nữa cũng cần nhận ra là do người sử dụng dùng quá nhiều hay còn gọi là dạm dụng. (Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng không loại trừ được khả năng có tồn tại của một thành phần khác gây kích ứng cho da.) Cơ chế gây kích ứng là do khi cơ thể thấm nhập hàm lượng niacinamide cao sẽ làm tăng nồng độ histamine trong huyết thanh gây ra phản ứng dị ứng cho những người dễ bị dị ứng da.
Theo đó, nếu đã từng bị dị ứng da trước đây, hãy lựa chọn chế độ điều trị vitamin B qua các thực phẩm ăn hằng ngày hay đường uống, thay vì sử dụng các mỹ phẩm bôi tại chỗ.
Bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B3, các sản phẩm niacinamide bôi tại chỗ cũng có thể là sự bổ sung hiệu quả cho quy trình chăm sóc da chống lão hóa. Các nghiên cứu đã quan sát thấy lợi ích đối với làn da là niacinamide trong mỹ phẩm với nồng độ từ 2 đến 5%, vì vậy hãy tìm các sản phẩm trong phạm vi này. Nồng độ niacinamide trong mỹ phẩm cao hơn có thể cung cấp nhiều dưỡng chất hơn nhưng lại gây ra tác dụng phụ, phụ thuộc vào loại da của từng người.
Có rất nhiều loại mỹ phẩm, sản phẩm dùng ngoài da có chứa niacinamide, bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem dưỡng mắt, toner và thậm chí cả serum niacinamide. Khi dùng niacinamide ban đầu có thể gây ra một số kích ứng không mong muốn, điều này sẽ xảy ra nhiều hơn trong giây lát, điều quan trọng là phải tuân thủ sử dụng các sản phẩm có thành phần này theo chỉ dẫn. Nếu làn da bạn đặc biệt nhạy cảm, nên tham vấn về các sản phẩm này với bác sĩ da liễu trước khi dùng.
Tóm lại, niacinamide được xem là một dưỡng chất thiết yếu cho vẻ đẹp của làn da và mái tóc. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều, bởi điều này có thể gây ra những phản ứng không tốt cho da, tóc.
Chủ động truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc da, sức khỏe theo từng lứa tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com - allure.com - byrdie.com - self.com
Link nội dung: https://pus.edu.vn/kich-ung-niacinamide-a59076.html