Ngay từ tên gọi, loài đông trùng hạ thảo đã tạo nên nhiều sự tò mò cho người nghe. Không chỉ thế, với thành phần hóa thực vật và những tác dụng có lợi cho sức khỏe mà chúng ngày càng được nhiều người tìm mua để sử dụng dù rất đắt tiền. Để không phí tiền vô ích, hãy tham khảo 5 cách sử dụng đông trùng hạ thảo cả dạng tươi và khô ngay trong bài viết dưới đây trước khi bạn chọn mua và sử dụng loại nấm này nhé!
Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps. Đây là một chi nấm túi (ascomycete) bao gồm khoảng 600 loài. Chúng thường sống ký sinh chủ yếu trên côn trùng, các động vật chân đốt hoặc đôi khi là trên các loài nấm khác.
Các loài khác nhau của chi Cordyceps sẽ biểu hiện những đặc tính có lợi cho sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống huyết khối, chống sốt rét, chống nấm, hạ sốt, trị đái tháo đường, hạ đường huyết, chống hen suyễn, tạo steroid, sinh tinh, chống lão hóa và điều hòa miễn dịch,… Chính vì thế mà từ khi được phát hiện trong thế kỷ XV ở Tây Tạng và dần phổ biến ở Trung Quốc, loại nấm này luôn được xem là dược liệu quý.
Trong đó, đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis, họ Ophiocordycipitaceae. Đây là loài nấm túi thuộc chi Cordyceps sống ký sinh trên sâu non. Sở dĩ có tên đông trùng hạ thảo vì vào mùa đông sâu non sống sâu dưới lòng đất, nấm túi sẽ ký sinh trên chúng và hút chất dinh dưỡng cho đến khi sâu non chết. Vào hạ, toàn bộ phần thân cây nấm sẽ phát triển trồi lên trên mặt đất và phần rễ vẫn bám vào sâu non. Khi thu hoạch, người ta thường lấy toàn bộ cả phần trên mặt đất và phần còn dính với sâu non để sử dụng.
Bạn có thể xem thêm: 8 tác dụng của đông trùng hạ thảo: Không khác gì “tiên dược”
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đông trùng hạ thảo. Nếu bạn vẫn đang bối rối với nhiều loại tên gọi khác nhau của loài nấm này, hãy cùng điểm qua một số cách phân loại đông trùng hạ thảo phổ biến sau đây:
Tùy vào mục đích và cách sử dụng đông trùng hạ thảo mà bạn có thể chọn dạng nước, dạng viên nang hoặc dạng bột.
Bạn có thể xem thêm: Lưu ý gì khi dùng viên uống đông trùng hạ thảo? Top 7 viên uống được nhiều người tin dùng
Có rất nhiều cách dùng đông trùng hạ thảo khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng, nhu cầu, đối tượng và thể trạng của từng người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đông trùng hạ thảo khô theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô để hầm canh, ủ rượu, ngâm mật ong, nấu cháo,…
Đông trùng hạ thảo khô ngâm với mật ong là cách sử dụng nấm đông trùng hạ thảo được nhiều người áp dụng. Đông trùng hạ thảo ngâm với mật ong sẽ có vị ngọt và hương thơm tự nhiên. Làm theo cách này sẽ dùng được cho nhiều đối tượng hơn, trong đó có cả trẻ nhỏ. Không những thế, đây còn là sự kết hợp mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như: giảm ho, bổ phế, tiêu đờm và tăng cường sức khỏe,…
Cách thực hiện:
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu dùng để uống mỗi tối trước khi ngủ sẽ giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật, cải thiện sinh lý, mạnh gân cốt. Vì thế, đây là bài thuốc rất “được lòng” các đấng mày râu.
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo ngâm rượu:
Bên cạnh cách làm này, bạn có thể ngâm rượu đông trùng hạ thảo cùng với các loại dược liệu khác như nhân sâm, kỷ tử, nhung hươu,…để tăng hiệu quả sử dụng.
Một trong những cách sử dụng nấm đông trùng hạ thảo là hãm trà uống mỗi ngày. Bạn có thể dùng cả trùng thảo tươi, khô và dạng trà chế biến sẵn.
Đối với đông trùng hạ thảo tươi, cách pha trà như sau
Cách này vừa giúp giữ trọn dưỡng chất vốn có của nấm đông trùng hạ thảo, vừa giữ nguyên hương vị đặc trưng của đông trùng hạ thảo.
Còn với đông trùng hạ thảo khô, chỉ cần thực hiện pha trà đơn giản như sau: Cho khoảng 3-7g đông trùng hạ thảo khô vào bình trà, nấu với 200ml nước để uống. Lưu ý cần nấu sôi 10 phút để nguội và uống trong ngày. Khi uống nên nhai cả xác để tăng tính năng điều trị bệnh và điều dưỡng cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với các loại thảo dược khác như nhân sâm, kỷ tử để pha thành trà. Tương tự như trên bạn cũng cần chuẩn bị trùng thảo khô và nhân sâm mỗi loại từ 2-3g cho vào bình trà. Sau đó, tráng qua nước sôi 1 lần và rót thêm nước rồi mới để hãm trà trong 10 phút rồi uống.
Đối với các loại trà được chế biến sẵn, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ được hương vị và dưỡng chất.
Đông trùng hạ thảo cũng thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Món ăn từ đông trùng hạ thảo thích hợp cho có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng hấp thu, dùng cho người mới ốm dậy hoặc thường xuyên lao lực.
Dưới đây là cách làm món cháo gà nấu với đông trùng hạ thảo đơn giản ngon miệng, bổ dưỡng mà bạn có thể tham khảo:
Món cháo này có thể ăn vào bữa sáng và bữa trưa, nên dùng khi còn nóng.
Ngoài ra, có thể hầm gà, hầm ba ba, nấu súp, nấu canh với sườn,… để bồi bổ cho cả gia đình.
Nếu bạn tìm kiếm cách sử dụng đông trùng hạ thảo tiện lợi và đơn giản nhất, bạn có thể dùng các thực phẩm chức năng có chứa dược liệu này. Có nhiều dạng bào chế và nồng độ nhưng thường gặp nhất là viên nang và dạng nước. Dạng viên có thể giúp che giấu mùi vị nếu bạn không thích mùi vị của dược liệu mà chỉ muốn sử dụng lợi ích từ trùng thảo.
Nhược điểm của cách này là bạn cần cẩn thận về nhà sản xuất/nhà cung cấp. Đảm bảo rằng bạn đã xem xét kỹ lưỡng thông tin về thành phần và nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý cả những thành phần phụ. Lý do là vì các thực phẩm bổ sung thường chứa nhiều hơn một thành phần và bạn có thể gặp dị ứng hoặc tương tác với những thành phần phụ đó.
Trên đây là những cách sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo để sử dụng loại dược liệu này một cách tối ưu nhất có thể nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://pus.edu.vn/cach-an-dong-trung-ha-thao-a58173.html