Cây Lộc Vừng là một loại cây phong thủy nổi bật với sắc hoa đỏ rực vì thế rất được được ưa chuộng trồng trang trí tại nhà, trồng tại các khu đô thị như nhà trường, xí nghiệp, bệnh viện, công viên,… Vậy cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng như thế nào mới đảm bảo cây phát triển tốt nhất? Cùng Cây Cảnh Ngọc Nhân - Vườn Ươm tại quận 12 tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng nhé !!!
1. Nguồn gốc cây lộc vừng
Cây Lộc Vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula Gaertn - Barrtngtonia Ocutangulag. Là loại cây thân gỗ nhỏ, tùy theo môi trường sống mà chúng có kích thước khác nhau. Nếu sống ở môi trường tự nhiên, kích thước chúng sẽ lớn, đường kính thường trên 40cm. Nếu như trồng ở chậu cây cảnh để trang trí thì kích thước của cây sẽ giảm đi rất nhiều.
Lá cây có màu xanh thẫm, hình bầu dục hoặc thuôn dài. Đặc biệt, lá cây lộc vừng có vị chua và chát nên thường hay được sử dụng để chế biến món ăn như món gỏi.
Có thể liên hệ Hotline để được tư vấn chi tiết nhất nhé : 0969 609 096
Cây lộc vừng
2. Đặc điểm cây lộc vừng
Lá Lộc Vừng khá lớn, mặt trên thì xanh bóng nhưng mặt dưới lại có màu xanh trắng và có nhiều gân. Khi cây già thì thân sẽ bắt đầu xù xì và cành lá lại khẳng khiu.
Hoa là phần đặc biệt để mọi người chú ý đến cây Lộc Vừng. Hoa Lộc Vừng nhỏ, mọc theo chùm dài giống như dây pháo đỏ với nhiều sợi tua vô cùng bắt mắt.
Hoa nở quanh năm nhưng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Hoa có màu đỏ hoặc màu trắng, mọc thành chùm với nhau và buông dài xuống trông rất bắt mắt, có mùi thơm rất dễ chịu. Thời điểm hoa lộc vừng thường trong giai đoạn từ tháng 3 cho đến tháng 8 hằng năm.
Cây Lộc Vừng là loài cây mang tính chất phong thủy rất cao vì nó nằm trong bộ tứ “Sanh - Sung - Tùng - Lộc” hoặc còn có nơi cho nó vào nhóm “Phúc (cây Sung) - Lộc (cây Lộc Vừng) - Thọ (cây Vạn Tuế)”. Khi nhắc đến cây Lộc Vừng thì sẽ nhắc đến đó là sự thịnh vượng, giàu sang, sung túc và may mắn.
3. Phân biệt các loại cây lộc vừng
Lộc Vừng có nhiều loại với màu sắc hoa, hình dáng quả khác nhau. Dưới đây là một số loại bạn có thể biết.
Lộc Vừng Cây Chiếc hay Rau Vừng Giống Lộc Vừng này có thể cao tới 20m. Có nguồn gốc từ khu vực Nam Bộ, sống chủ yếu ở môi trường ngập mặn, hải đảo nhiệt đới. Nên loại Lộc Vừng này được cái chịu hạn, chịu mặn rất tốt. Cây được trồng dọc theo các đường phố để phục vụ cho mục đích trang trí và cung cấp bóng mát cho người dân.
Đặc điểm nhận biết cây Lộc Vừng được: điểm đặc trưng của loại cây này được tạo nên từ quả chứ không phải từ hoa. Cây Chiếc có quả lớn với mặt cắt ngang dạng hình hộp, đây cũng là đặc điểm dễ phân biệt nhất với các loài Lộc vừng khác.
Lộc Vừng Hoa đỏ Lộc vừng hoa đỏ, tên khoa học là Barringtonia Acutangula nổi bật với chuỗi hoa có màu sắc đỏ tươi rực rỡ đẹp mê mẩn lòng người. Nguồn gốc của giống Lộc Vừng này là từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc miền nam châu Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland.
Quả của Lộc Vừng hoa đỏ có hình tròn và khi ra hoa có màu trông rất đẹp. Đây chính là điểm khác biết của Lộc Vừng hoa đỏ để có thể phân biệt với các loài cây Lộc Vừng khác.
Cây Lộc Vừng hoa chùm, hoa trắng Lộc vừng hoa trắng thường được gọi với những tên khác như Lộc vừng hoa chùm, hay Chiếc chùm, có tên khoa học là Barringtonia racemosa. Khi đến mùa hoa, cây sẽ nở ra từng chùm hoa treo màu trắng hoặc hồng nhạt vô cùng bắt mắt. Tỏa mùi khá thơm. Phù hợp để trồng làm cảnh trong khu vực sân vườn.
Lộc vừng lá lớn, to Cây Lộc Vừng lá lớn thông thường có đường kính thân lên đến 35 - 40cm. Phần thân cây hơi xù xì, tán lá lớn xum xuê. Hoa của cây Lộc Vừng lá to khá nhỏ so với những loại khác, mọc theo từng chùm thẳng dài thành chuỗi như pháo giấy ngày tết. Hoa có màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt.
Lộc vừng lá nhỏ Nguồn gốc xuất xứ của cây Lộc Vừng lá nhỏ là từ các nước Đông Nam á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Cây Lộc Vừng lá nhỏ là một trong các loại Lộc Vừng được trồng để làm bóng mát, thanh lọc không khí. Loại này có hoa màu đỏ rất đẹp, giúp tô điểm không gian sống bắt mắt hơn.
Cây lộc vừng
4. Ý Nghĩa Cây Lộc Vừng trong cuộc sống
Quả Lộc Vừng
- Chữa chàm: dùng quả xanh ép lấy nước và bôi lên chỗ bị chàm
- Trị đau răng: giã nát quả rồi đâm đi ngâm rượu trong khoảng 1 tháng. Sau đó ngậm nước rượu đó hằng ngày để chữa đau răng.
- Ngoài ra quả của nó còn chữa trị được ho, hen suyễn.
Rễ cây Lộc Vừng
- Giải nhiệt, hạ sốt cơ thể: rửa sạch rễ sau đó phơi khô hoặc dùng rễ tươi sắc lấy nước uống, phương pháp này vô cùng hiệu quả vừa giảm long đờm, trị ho hay kể cả việc tiêu hóa.
- Ngoài ra, nhiều nơi còn dùng rễ cây để chữa các bệnh ngoài da như viêm, sởi, nấm.
Vỏ cây Lộc Vừng
- Trị tiêu chảy, làm ấm cơ thể, hạ sốt: cạo sạch vỏ thân cây lộc vừng. Sau đó thái lát mỏng rồi đem đi sấy khô. Sắc nước uống đều đặn 2 lần/ngày.
Hạt Lộc Vừng
- Chống viêm, trị đau mắt: hạt lộc vừng được chế dưới dạng tân dược để trị bệnh rất hiệu quả.
Phong thuỷ từ cây lộc vừng
Cây Lộc Vừng với sắc hoa rực rỡ có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Những chùm hoa rủ xuống vô cùng thơ mộng, với đặc tính này, Lộc Vừng được người xưa gắn liền với ngụ ý Lộc ứng, phát lộc như vừng, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định. Đây là một trong những cây phong thủy thuộc bộ tứ quyền lực: “Sanh - Sung - Tùng - Lộc”.
5. Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng như thế nào tốt nhất
- Chọn hạt giống
Cây Lộc Vừng có khả năng chịu hạn và ngập úng rất tốt nên việc trồng không hề khó khăn, cây có thể trồng theo hai phương pháp gieo cây con hay chiết cành đều được.
- Đất trồng
Lựa chọn những loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, có độ tơi xốp và có khả năng thoát nước tránh úng rễ. Có thể chọn đất mùn pha với phân ủ mục sẽ tốt cho việc sinh trưởng của cây.
- Phân bón
Nếu đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cho cây thì việc bón phân cho cây cũng không cần thiết, khoảng 3 - 5 tháng thì bón phân NPK xung quanh gốc trong giai đoạn cây còn non hoặc giai đoạn ra hoa.
- Ánh sáng
Đây là loài cây ưa sáng, bạn nên chọn những vị trí có nhiều ánh sáng chiếu vào để cây phát triển luôn tươi tốt. Lưu ý nhỏ, khi còn cây non thì tránh ánh nắng gắt, khi lớn thì có thể đặt ở nơi ánh sáng cao mà không cần lo ngại.
- Nước tưới
Cây lộc vừng không cần tưới nước quá nhiều cho cây, cây ưa ẩm ở mức trung bình nên cứ mỗi ngày tưới cho cây vào 2 buổi sáng và chiều tối là cây đủ khả năng phát triển tốt. Vào mùa hè nắng nóng thì có thể tăng mức độ tưới lên để duy trì độ ẩm vừa phải cho cây.
- Ngừa sâu bệnh
Nhớ thường xuyên kiểm tra cây để ngăn ngừa sâu bệnh tấn công ảnh hưởng đến cây. Nếu thấy cây bị rầy hoặc nấm thì có thể dùng thuốc để phun cho cây.
6. Chọn mua cây lộc vừng ở đâu uy tín nhất
Nếu bạn đang ở TPHCM và tìm một địa điểm uy tín để mua cây lộc vừng thì hãy đến với chúng tôi. Cây Cảnh Ngọc Nhân có vườn ươm tại củ chi và cơ sở tại quận 12 sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.