05Bài văn cúng khấn giỗ ông bà ba bố mẹ, Ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật, là ngày hàng năm người sống làm đám giỗ mời gia tiên cùng với người thân đã khuất trở về nhà. Đồng thời cũng là dịp để con cháu tụ họp bày tỏ sự thương nhớ, hiếu kính đến cha mẹ ông bà và cầu mong sự phù hộ che chở đến toàn thể con cháu dòng họ mình.
Có nhiều ngày cúng giỗ dành cho người khuất như: cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, ngày giỗ đầu, giỗ cuối hay giỗ thường. Liệu có thể cúng giỗ trước 2 ngày có được không hay phải đúng ngày? Nên cúng giỗ lúc mấy giờ và nên làm món gì là câu hỏi nhiều người băn khoăn.
Nếu như ngày giỗ thường có thể tổ chức cúng giỗ trước 1 ngày, hoặc 2 ngày thì những đám giỗ còn lại buộc phải tuân thủ những nghi thức cúng giỗ theo thọ mai gia lễ hoặc sắm cúng giỗ đầu theo phật giáo với những bài văn khấn ngày giỗ kiểu mẫu.
Văn khấn ngày giỗ thường
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch). Chính ngày giỗ của:…
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên.
Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.
Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:…
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn ngoài mộ trước ngày giỗ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ………..
Ngày trước giỗ - Tiên Thường………..Tín chủ con là:………..Ngụ tại:………..
Nhân ngày mai là ngày giỗ của………… (họ tên người mất)
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương,
trước ngay án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án,
chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn ngày giỗ đầu
Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):………………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha),
các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh. Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời: Hiển… Hiển…Hiển…
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho trangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần).
Văn khấn ngày giỗ hết
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ…
Tín chủ (chúng) con là:…Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Âm lịch.
Chính ngày giỗ hết của…
Thiết nghĩ… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày giỗ hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên.
Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.
Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời…Mất ngày… tháng… năm… Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Ý nghĩa của văn khấn ngày giỗ
Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam luôn coi trọng về đạo làm người, “uống nước nhớ nguồn” nên những nghi lễ cúng giỗ cũng luôn được xem trọng.
Điều này thể hiện cho lòng hiếu thảo, biết ơn đối với những người thân đã khuất, thể hiện qua việc bạn nhớ đến ngày mất của họ. Văn khấn ngày giỗ là một trong những điều không thể thiếu nhằm giúp cho lễ cúng giỗ được trang nghiêm và đúng phong tục.
Cúng giỗ đầu cần chuẩn bị những lễ vật gì?
*Mâm dâng hiến thần linh:
Hoa tươi.
Trái cây tươi.
Hương nhang.
Đèn cầy.
Giấy tiền vàng bạc làm bằng giấy
Quần áo, xe, nhà…giấy để gửi xuống âm phủ.
Mã biếu - vàng mã làm bằng giấy không dùng để gửi cho người thân nhưng dùng để biếu ác thần để tránh bị quấy nhiễu.
*Mâm lễ mặn:
Theo văn hoá người Bắc sẽ trưng bày các món ăn quen thuộc như xôi, chè, giò, gà, canh, cơm,…
Mâm mặn người Trung sẽ cầu kỳ hơn: thịt gà, thịt vịt, canh bún, nem chả.
Miền Nam lên thực đơn theo đủ các món: Hầm - Luộc - Xào - Kho (thịt kho tàu, khổ qua hầm, rau cải xào…).
Chuẩn bị trước cho ngày cúng giỗ
Ở mỗi vùng miền sẽ có phong tục làm giỗ và cách làm giỗ khác nhau. Tuy nhiên, đều phải chuẩn bị những công việc dưới đây trước khi làm giỗ:
Họp gia đình, phân công công việc, bàn bạc lên thực đơn;
Mời khách , làng xóm, họ hàng;
Đi chợ để mua thực phẩm và lên món cho mâm cúng;
Mượn trước xoong nồi, bát đĩa trước (nếu gia đình không có đủ)
Dựng rạp ngồi sẵn, sắp xếp bàn ghế cho từng bàn;
Cuối cùng, điều quan trọng là việc tính toán số tiền góp giỗ. Được xem xét thật kỹ và trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
Mâm cơm cúng gồm những gì cho ngày giỗ
Thực đơn cho mâm cỗ cúng ngày giỗ thường có bát canh, giò chả, thịt gà, nem, đĩa rau củ xào, đĩa thịt heo quay/chiên,…Một số gia đình còn cho thêm đĩa cá rán, bánh chưng, thêm món xôi chè.
Khi thắc mắc về mâm cơm cúng gồm những gì, chúng ta sẽ xem xét tùy thuộc vào từng vùng miền. Ví dụ như:
Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, chả quế, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè.
Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.
Ở Miền Nam, các gia đình thường sẽ lên thực đơn đầy đủ 4 món: Hầm, xào, thịt luộc, kho.( Món thịt ba chỉ, kho thịt heo, xào với rau cải đồ lòng….)
Đặc biệt, riêng với các gia đình miền Nam, phong tục cúng giỗ thường không chỉ cúng cho cha mẹ. Ở đây còn cúng cho tổ tiên đời ông cố và mọi người cũng được tham dự. Chính vì vậy, thức ăn trên mâm cỗ giống nhau khi cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (bên trái, giữa và bên mặt), hoặc 1 bàn thờ.