CHÙA TRẦN QUỐC - HÀ NỘI
Chùa Trần Quốc là ngôi chùa cổ ở Việt Nam - một ngôi chùa cổ độc đáo tọa lạc tại địa chỉ 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nôi chùa mang nét đẹp kiến trúc lẫn giá trị lịch sử, tâm linh lâu đời, nơi đây từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý - Trần tại kinh thành Thăng Long. Với tuổi đời lên đến 1500 năm, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và từng vinh dự lọt Top “10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới”.
Theo sử liệu, Trấn Quốc Tự được xây dựng từ thời Tiền Lý, thế kỷ thứ 6. Ban đầu, chùa có tên là Khai Quốc, tọa lạc ở một bãi đất của làng Yên Hòa, tức làng Yên Phụ ngày nay. Năm 1440, vua Lê Thái Tông đổi tên chùa thành An Quốc với mong muốn đất nước an bình, trường tồn. Năm 1615, dưới triều vua Lê Kính Tông, chùa được dời sang khu vực đê Yên Phụ, xây dựng trên nền cũ là điện Hàn Nguyên của nhà Trần và cung Thuý Hoa của nhà Lý. Năm 1639, chúa Trịnh đã cho xây dựng hành lang hai bên tả hữu và tu sửa lại cổng tam quan. Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa được đổi tên một lần nữa thành chùa Trấn Quốc.
Là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, Trấn Quốc Tự gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc cổ vô cùng độc đáo, thể hiện rõ các nét hoạ tiết phương Đông cùng cảnh quan thiên nhiên được sắp xếp dựa theo nguyên tắc và trình tự khắt khe của Phật giáo. Dù đã trải qua rất nhiều đợt trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được nguyên tắc kết cấu và kiến trúc thuần Phật Giáo. Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Bên trong điện chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Chùa cũng có ban thờ Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả. Nhìn từ trên cao, chùa có dạng hình chữ Công với 3 phần chính là Thượng điện, Tiền đường và Nhà Thiêu hương. Ngoài ra, Cửu phẩm liên hoa hay Bảo tháp cũng là điểm nhấn thú vị trong tổng thể công trình.
Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng vào năm 1998, đến năm 2003 thì hoàn thành và tạo thành khu vườn tháp của chùa. Tòa Bảo tháp này bao gồm 11 tầng, có diện tích khoảng 10.5m2. Phía bên trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý. Ngoài ra, trong tháp còn có khoảng 66 pho tượng khác. Bảo tháp chùa Trấn Quốc được đánh giá là công trình mang đậm tính mỹ thuật, vừa giữ được nét mềm mại, uyển chuyển cho kiến trúc tổng thể vừa tăng thêm phần uy nghi, lộng lẫy.
Nhà Tiền Đường được xây dựng ở phía Tây đằng sau là Nhà Tam đảo, 2 dãy hành lang 2 bên chính là Thượng điện và Nhà Thiêu hương. Nơi này để thờ rất nhiều các pho tượng đẹp và quan công rất độc đáo. Nổi bật nhất có lẽ là tượng phật Thích Ca Nhập Niết được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng (đây được bình chọn là bức tượng Niết đẹp nhất Việt Nam). Cùng với đó là rất nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng lung linh. Đằng sau của thượng điện có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, xây bằng gỗ cùng mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính. Bên phải gác chuông là khu vực nhà thờ tổ, phía bên trái là nhà bia. Chùa Trấn Quốc hiện nay còn lưu trữ 14 tấm bia trên bia là thơ của những vị Tiến sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Không chỉ mang giá trị lịch sử của chùa, những tấm bia này còn là tài sản quý đối với văn hóa Hà Nội xưa.
Khi nhắc đến chùa Trấn Quốc, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến cây bồ đề lớn được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng - nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Tương truyền, cây bồ đề mọc ra từ một nhánh được lấy từ chính cây gốc ở Bodh Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật đã đạt Giác ngộ. Cây bồ đề có ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật, cùng với tấm lòng nhân ái, vị tha của ngài đối với con người. Mỗi năm có rất nhiều khách du lịch về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này.
Đối với Phật giáo Việt Nam, chùa Trấn Quốc thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Đến nay, công trình này vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng, điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút đông đảo khách du lịch và các tăng ni, Phật tử đến hành lễ (Chùa mở cửa đón du khách tới tham quan, chiêm bái từ 8h - 16h hàng ngày. Riêng ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng, chùa mở cửa từ 6h - 18h).
THÁNH THẤT CAO ĐÀI - TÂY NINH (ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ)
Tòa Thánh Tây Ninh hay còn được gọi Đền Thánh, là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ). Đây là nơi thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài, được gọi là Tổ Đình, bởi Tây Ninh được coi là vùng đất tổ của đạo. Công trình được hướng dẫn xây dựng từ cõi “Siêu nhiên” được ông Phạm Công Tắc - Đức Hộ Pháp Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, được “Ơn trên” chỉ điểm xây dựng. Công trình được xây dựng vào 1933, trong quá trình xây dựng rất tốn thời gian và do đầu sư Thái Thanh Thơ đã đứng ra tổ chức khởi công đào móng làm nền. Đến năm 1947 mới hoàn thành, tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh đến 01/02/1955 mới được làm lễ khánh thành. Công trình tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan tại Tây Ninh.
Là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo của đạo Cao Đài kết hợp giữa quan điểm triết học Đông Tây và nhiều yếu tố tâm linh một cách dung hòa, một công trình kiến trúc độc đáo cả tôn giao lẫn nghệ thuật và lịch sử. Không chỉ là một công trình mang ý nghĩa tâm linh, mà còn sở hữu kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng bê-tông cốt tre và không dùng đến bản thiết kế. Tòa Thánh rộng 12km trong quá trình xây dựng không sử dụng máy móc, không kĩ sư hay kiến trúc sư nào cả, công tình được xây dựng trang trí tỉ mỉ chỉnh chu nhìn rất đẹp mắt. Chỉ sử dụng sức lực con người xây dựng. Với góp sức xây dựng bởi người dân mà họ không lấy bất kỳ chi phí công sức nào, thậm chí họ còn không lấy vợ, cưới chồng trong thời gian thi công để đảm bảo đủ âm dương cho công trình.
Cửu trùng đài (Chính điện) là nơi thu hút du khách nhất trong Tòa Thánh. Tòa thành dài hơn 100m với 12 cửa, cửa chánh môn là cửa lớn nhất. Khi các bâc thềm phía trước, chúng ta sẽ thấy một bức tượng vẽ ở giữa. Đó là tượng Tam Thánh ký hòa ước, Tam Thánh trong bức tượng chính là Đức trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại văn hào Victor Hugo, nhà cách mạng Tôn Dật Tiên. Bên trong Tòa Thánh có kiến trúc vô cùng độc đáo, màu sắc rực rỡ. Chính điện bằng 18 cột trụ chia làm hai bên, được chạm khắc, trang trí hình rồng tinh xảo. Các hàng cột trụ này phân khu vực Cửu trùng đài thành 9 gian, mỗi gian chênh nhau 18cm. Đây chính là khu vực hành lễ của mỗi phẩm cấp tín đồ. Khi buổi lễ cúng diễn ra, các chức sắc và tín đồ mỗi người sẽ có một vị trí riêng tương ứng với hàng phẩm của mình trong đạo Cao Đài. Bên trên trần là tạo hình sơn vẽ hình ngôi sao, hình mây tượng trưng cho các tầng trời.
Mỗi thánh thất của đạo Cao Đài chỉ được phép thờ Thánh tượng Thiên Nhãn (bức tranh vẽ hình Thiên Nhãn). Còn riêng ở Tòa Thánh, Thiên Nhãn sẽ được vẽ trên khối cầu lớn hay còn gọi là quả Càn Khôn - Tượng trưng cho vũ trụ. Ý nghĩa của thiên nhãn này là Ngọc Hoàng Thượng Đế, người có thể soi rõ mọi thứ trong thế gian, tâm của Càn Khôn đặt một ngọn đèn tên là Thái Cực. Cầu Càn Khôn là hình tượng biểu thị cho triết lý vũ trụ quan của đạo Cao Đài, bên trên quả càng khôn có 3072 vì sao thể hiện cho 72 quả địa cầu cùng với 3000 thế giới trong vũ trụ này. Và tại vị trí của sao bắt đầu đó chính là nơi ngự của thiên nhãn, đại diện cho Đấng chí tôn. Từ đó có thể thấy mọi hành vi của con người chúng ta đang làm việc thiện hay ác.
“Kinh đô” của đạo Cao Đài, không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn bởi những lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh:
- Lễ hội Vía Đức Chí Tôn (Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch) là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đạo Cao Đài, được tổ chức để tưởng nhớ ngày sinh của Đức Chí Tôn - người sáng lập đạo Cao Đài. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với nhiều nghi thức trang trọng, uy nghiêm và các hoạt động văn hóa đặc sắc như: diễu hành, múa lân, hát bội,…
- Lễ Vía Đức Phật Mẫu (15 tháng 8 Âm lịch) là ngày vía của Đức Phật Mẫu - vị đấng linh thiêng được tôn thờ trong đạo Cao Đài. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày với nhiều nghi thức tâm linh như: cúng dường, cầu nguyện, tụng kinh,…
- Lễ Vía Đức Quan Thế Âm (19 tháng 9 Âm lịch) là ngày vía của Đức Quan Thế Âm - vị Bồ Tát từ bi, đại bi, đại nguyện trong Phật giáo. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày với nhiều nghi thức tâm linh như: cúng dường, cầu nguyện, tụng kinh,…
CHÙA THIÊN MỤ - HUẾ
Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi là Chùa Linh Mụ, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và quan trọng nhất tại thành phố Huế, Việt Nam. Chùa tọa lạc trên con đường Nguyễn Phúc Nguyên, đỉnh đồi Hà Khê, thuộc phường Hương Long, bờ Bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng hơn 5km. Nó chính thức được thành lập vào triều đại của chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên của nước Nam, là người có công xây dựng ngôi chùa này. Chùa Thiên Mụ được xem là biểu tượng văn hóa tôn giáo của thành phố Huế thơ mộng.
Theo sử sách ghi lại năm 1601, chúa Nguyễn cùng binh lính mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ. Ông chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại. Ngay lúc đó, người dân trong vùng truyền tai nhau câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch. Nhận thấy ý tưởng trong đâu mình có sự tương thông với câu chuyện được nghe kể, Nguyễn Hoàng đã cho quân lính xây dựng chùa ngay lập tức. Tên gọi “Thiên Mụ” được lấy từ một câu thơ cổ: “Thiên Mụ tự biến cố triều” (Tự Thiên Mụ nằm trên biên cố triều).
Chùa Thiên Mụ như một nhân chứng lịch sử sừng sững bên bờ sông Hương. Chùa sống mãi trong tâm thức của người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung. Bức tranh “Thiên Mụ” góc nào cũng cho thấy chất thơ, chất thi vị khiến bạn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Với lối kiến trúc độc đáo và phong cảnh trữ tình nơi đây đã đi vào không biết bao nhiêu trang sách, bản nhạc.
Điện Đại Hùng: Là một công trình kiến trúc nguy nga, là ngôi đền chính trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo được xây dựng bằng bê tông bên ngoài là một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc miệng cười bao dung. Ở bức hoành phi trên cao có 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714, ở trung tâm là tượng Tam Thế Phật, còn bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Đặc biệt, khoảng đất phía sâu điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu - Trụ trì của chùa.
Tháp Phước Duyên: ngày nay đã trở thành biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ, đây còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp. Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị, lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp, sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ ngoài vào. Tháp hình bát giáp cao 21m gồm 7 tầng dưới lớn trên nhỏ. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là Đền Hương Nguyên. Trận bão năm 1904 đã phá hủy nặng nề chùa và nhiều công trình kiến trúc, trong đó chùa Hương Nguyên bị sập hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Đến năm 1907, vua Thành Thái đã cho xây dựng lại nhưng ngôi đền nhưng không còn giữ được hình dáng to lớn như ban đầu.
Một số điểm khác như: Điện Địa Tạng, công trình này nằm ngay sau điện Đại Hùng. và được ngăn cách bằng khoảng sân rộng trồng nhiều cây cảnh. Nó nằm trên nền của dấu vết của ngôi chùa Di Lặc cũ rất rộng. Con đường bên trái Đại Hùng đi vào bên trong chùa. Quang cảnh nơi đây mang đến cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng. Với phía trước là khoảng sân rộng lớn, có cỏ cây cùng hồ nước xanh mát; Chuông Đại Hồng Chung: Vào năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc chuông “Đại Hồng Chung” để thờ quốc công. Chuông Đại Hồng Chung dù đã 300 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm vốn có. Đại Hồng Chung cao 2,5m nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ. Trên quả chuông có khắc Đại Hồng Chung nặng 3.285 cân và có khắc chữ của chúa Nguyễn Phúc Chu với ý nghĩa mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhân dân đều là Phật tử. Hoa văn trang trí trên Đại Hồng Chung rất tinh xảo với trình độ nghệ thuật cao;…
Chùa Thiên Mụ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Huế và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Điểm đến này không chỉ thu hút du khách đến để ngắm cảnh đẹp mà còn là nơi linh thiêng để tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam.
CHÙA HƯƠNG - HƯƠNG SƠN
Chùa Hương hay có tên gọi khác là chùa Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ Thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Nằm ở xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt nam, đặc biệt là nét văn hóa tâm linh. Được mệnh danh là “vùng đất thiêng” với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc đền chùa độc đáo. Không chỉ là nơi linh thiêng mà hình ảnh chùa Hương còn có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn.
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15, được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17. Sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947 rồi được phục dựng lại từ năm 1989 bởi Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân. Theo ghi nhận năm 1770 chúa Trịnh Sâm đã đi thắp hương và ngắm cảnh ở động Hương Tích. Ông còn cho khắc dòng chữ “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời nam) lên tảng đá bên ngoài cửa động. Ông được xem là người đã đưa động Hương Tích trở thành di tích lịch sử vĩ đại, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương sau này.
Chùa Hương bao gồm nhiều ngôi chùa, đền, đình, phủ được xây dựng trên các ngọn núi đá vôi, tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Nổi bật nhất là chùa Thượng - ngôi chùa chính của khu di tích, được xây dựng trên đỉnh núi cao nhất. Chùa Thượng sở hữu kiến trúc cổ kính với mái ngói cong cong, lợp ngói Lưu Ly rực rỡ sắc màu. Điểm nhấn của chùa Thượng chính là tượng Quan Âm Bồ Tát cao 18m, được đặt trong hang đá. Tượng Quan Âm được tạc bằng đá xanh, mang vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng và là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách hành hương.
Ngoài chùa Thượng, du khách còn có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng khác trong khu di tích Chùa Hương như:
- Đền Trình: đây là nơi thờ Quan Tư Mã Hùng Lang - vị thần tướng có công đánh giặc Ân, phò vua Hùng Vương thứ VI. Ngoài ra đây cũng là nơi diễn ra lễ khai sơn nhằm xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm.
- Chùa Thiên Trù: Nơi đây là một thiền viện lớn để cho các tu sĩ tu tập cũng như lưu giữ kinh, luật, luận của đạo Phật. Chùa có lối thiết kế hài hòa với tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách… cũng là nơi dùng bữa và nghỉ lại của các tín đồ
- Chùa Hương Tích: Còn được xem là “Nam thiên đệ nhất động” của quần thể chùa Hương. Bên trên động Hương Tích có chín khối thạch nhũ với hình dáng như những con rồng xung quanh một khối thạch nhũ bên dưới nền động mà người dân hay gọi là hình ảnh “Cửu long tranh châu”.
Đến với chùa Hương nét đẹp văn hóa truyền thống là điều không thể bỏ lỡ. Lễ hội chùa Hương thường được diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng 3 âm lịch hàng năm mà cao điểm nhất là vào khoảng rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây cũng là một trong những lễ hội kéo dài nhất ở nước ta với nhiều hoạt động khác nhau như dâng hương, hoa, nến… và đặc biệt là hoạt động rước lễ và rước văn.
Chùa Hương là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên, thanh thản và trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn và những kỷ niệm đẹp khó quên.
CHÙA GIÁC LÂM - TP. HCM
Tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa còn được biết đến với tên gọi là Tổ đình Giác Lâm. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 18, cho đến nay đã có tuổi đời hơn 300 năm. Chùa Giác Lâm không chỉ là một biểu tượng tín ngưỡng, mà còn là bức tranh lịch sử với những giai đoạn phát triển đầy sắc màu. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát, chùa bắt đầu được các cư sĩ đóng góp để xây dựng. Năm 1774, thiền sư Viên Quang cho đổi tên thành chùa Giác Lâm. Lúc này, Giác Lâm đã trở thành trung tâm Phật giáo hàng đầu tại khu vực, thu hút rất đông Phật tử. Ban đầu, người ta gọi chùa với nhiều cái tên Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần và đổi tên thành Giác Lâm Tự vào năm 1988.
Chùa Giác Lâm là một viên ngọc lịch sử mang trong mình những nét kiến trúc độc đáo và những câu chuyện hấp dẫn về tín ngưỡng và văn hóa Phật giáo Nam Bộ, nằm giữa nhịp sống sôi động của Tp. Hồ Chí Minh. Với lối kiến trúc chữa Tam gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau : giảng đường, chính điện và trai đường.
- Cổng nhị quan: Là một trong những điểm khác biệt của kiến trúc chùa. Được xây dựng vào năm 1945, nổi bật với đầu rắn Naga đặc trưng trong Phật giáo Nam tông Khmer và 2 con sư tử chầu nằm ở 2 góc cổng theo văn hóa Ấn Độ. Cổng được thiết kế với hình dạng chân quỳ, trang trí với hoa văn chạm nổi đặc trưng. Trên cổng, có ghi dòng chữ Hán kể về truyền thuyết Ô Quan Thái tử đời Đường.
- Cổng tam quan: Ban đầu chùa Giác Lâm chưa có cổng tam quan. Năm 1955, nhà chùa mới bắt đầu xây dựng cổng tam quan, hướng về phía Nam và nằm sát bên đường Lạc Long Quân ngày nay. Hai bên của cột trụ được chạm khắc câu đối bằng chữ Hán. Đặc biệt, cổng chùa luôn mở cửa chào đón những ai muốn tìm hiểu và hướng theo đạo Phật.
- Mái chùa: Mái chùa Giác Lâm được thiết kế theo hình bánh ít rất phổ biến trong kiến trúc chùa miền Nam. Tạo cho du khách thập phương cảm giác gần gũi, dân dã. Mái chùa gồm bốn mảng, các mảng đều thẳng, không có các đầu đao hình chữ V như ở các đình chùa miền Bắc. Trên đỉnh mái có hình tượng “Lưỡng long tranh châu”, góp phần thể hiện được sự trang nghiêm của chùa Giác Lâm.
- Chánh điện & sau chánh điện: là kiểu nhà dân gian truyền thống với hai gian và bốn cột chính, còn gọi là tứ trụ. Bên trong chính điện rộng và sâu với nhiều bức tượng đẹp và lớn như: tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long đúc từ đồng… Đặc biệt ở chùa Giác Lâm có đến 2 bộ tượng Thập Bát La Hán và 2 bộ Tượng Thập Điện Diêm Vương. Với nhiều cột lớn được đính câu đối, chữ thiếp vàng. Các cửa võng nằm giữa các hàng cột đều được chạm trổ các hình ảnh trang trí truyền thống như cửu long, tứ linh, tứ quý và hoa điểu… Sau chính điện chùa là bàn thờ nhà Tổ - nơi thờ các vị hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm. Đối diện bàn thờ Tổ là bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương. Sau gian thờ Tổ là khu vực giảng đường được thiết kế theo kiểu mái chính điện. Đây là nơi các tăng sĩ đến dự sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa.
- Bảo Tháp Xá lợi: Bảo Tháp này có hình lục giác và bao gồm bảy tầng. Tòa tháp này bắt đầu được xây dựng vào năm 1970 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng và sau đó tạm dừng vào năm 1975. Cho đến năm 1993 thì việc xây dựng lại được tiếp tục và Bảo Tháp Xá Lợi chùa Giác Lâm được hoàn thành vào năm 1994. Tòa tháp này có chiều cao 32,7m, diện tích rộng hơn 600m2 và hướng mặt về phía Bắc.
Chùa Giác Lâm là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Nơi đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và trải nghiệm văn hóa Phật giáo độc đáo của Việt Nam.
CHÙA BÁI ĐÍNH - NINH BINH
Chùa Bái Đính - Ngôi chùa linh thiêng và tráng lệ bậc nhất Việt Nam, tạo lac tại núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Chùa Bái Đính có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, Chùa Bái Đính đã tồn tại song hành cùng các triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý. Mặc thời gian thoi đưa, chùa vẫn luôn hiên ngang đứng vững giữa mây trời Ninh Bình, trở thành đệ nhất danh thắng tâm linh ở vùng đất này. Chùa được xây dựng từ năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Đến năm 1997 chùa Bái Đính được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Diện tích chùa lên đến 539ha, trong đó khu chùa Bái Đính mới rộng 80ha và khu chùa cổ rộng 27ha cùng các công trình khác. Với những điều đặc biệt và linh thiêng như thế nên hằng năm chùa đã đón lượng lớn du khách và Phật tử đến thăm.
Chùa Bái Đính sở hữu kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính truyền thống và hiện đại. Quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ và một khu chùa mới xây dựng từ năm 2003. Với độ tuổi hơn 1000 năm, kiến trúc chùa mang đậm những nét đẹp cổ kín đặc trưng từ thời xa xưa. Mặc dù có sự xuất hiện của khu chùa mới, được thiết kế và xây dựng hoành tráng, đồ sộ nhưng vẫn hài hòa với bản sắc truyền thống. Nổi bật nhất là khu vực Đại Điện được xây dựng theo hình chữ U, mái cong cong, lợp ngói Lưu Ly rực rỡ sắc màu. Điểm nhấn của Đại Điện chính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng dát vàng cao 10m, nặng 100 tấn. Với không gian thanh tịnh, thoáng mát, dọc hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa. Bên trong chùa có nhiều khu vườn nhỏ trồng cây xanh, đặc biệt là cây bồ đề được mang về từ những ngôi chùa Ấn Độ.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa sở hữu nhiều cái “nhất” của nước ta. Là ngôi chùa rộng nhất nước ta. Chùa Bái Đính mới hiện nay có quy mô rộng hơn với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Cổng tam quan, Gác chuông, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo tháp, Hành lang La Hán,… Cùng những kỷ lục như:
- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam;
- Tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á;
- Bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam;
- Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á;
- Chùa có hành lang La Hán dài nhất Việt Nam;
- Chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam,…
Khuôn viên Chùa Bái Đính, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí thanh tịnh và bình yên. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng tụng kinh vang vọng cùng hương thơm thoang thoảng từ những nhành hoa sen tạo nên một không gian tâm linh thiêng liêng. Chùa Bái Đính là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Nơi đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và trải nghiệm văn hóa Phật giáo độc đáo của Việt Nam.
VĂN MIẾU - HÀ NỘI
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Tọa lạc tại 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Đây không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa - lịch sử nghìn năm văn hiến và là là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Năm 1253, dưới thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện, nhận dạy cả con cái thường dân có tài hoa xuất chúng. Sang thời vua Lê Thánh Tông, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu dựng bia của những người đỗ tiến sĩ.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam với những cổng tam quan, đình, bia đá, giếng ngọc,…, mang đậm dấu ấn của Nho giáo. Khu di tích gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Bao phủ Văn Miếu là nét kiến trúc cung đình đầu triều Nguyễn.
- Cổng Văn Miếu: Cổng Văn Miếu là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý, Văn Miếu Môn gồm 3 cửa, 2 tầng, tầng trên có đề 3 chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ. Cổng được xây dựng bằng đá xanh, có hai tầng mái, với các họa tiết trang trí tinh xảo.
- Đại Thành điện: Đại Thành điện là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền của Nho học. Đại Thành được xây dựng với kiến trúc cổ kính, mái ngói cong cong, lợp ngói Lưu Ly rực rỡ sắc màu.
- Đại Trung Môn: là chiếc cổng thứ hai của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Công trình này bao gồm 3 gian, được xây trên nền gạch cao với phần ngói mũi hài thiết kế theo kiểu mái đình thời xưa.
- Khuê Văn Các: Khuê Văn Các là một tòa tháp cổ kính, được xây dựng vào năm 1805. Tháp được xây dựng bằng gỗ lim, có ba tầng, với mái cong, lợp ngói lưu ly. Khuê Văn Các là biểu tượng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Khu nhà bia tiến sĩ: Khu nhà bia tiến sĩ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ Nho học thời Lê - Nguyễn. Bia được dựng từ năm 1442 đến năm 1779. Bia tiến sĩ là biểu tượng của truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử văn hóa vô cùng quý giá của Việt Nam. Nơi đây không chỉ là biểu tượng cho truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo của dân tộc mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống giáo dục của Việt Nam. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và những kiến thức bổ ích.
CHÙA NGỌC HOÀNG - TP. HCM
Chùa Ngọc Hoàng - Cổ tự cầu con, cầu duyên nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Một điểm tham quan tâm linh nổi tiếng nằm ở giữa trung tâm thành phố Sài Gòn sầm uất nhưng lại mang một nét đẹp cổ kính rất riêng. Tạo lạc tại 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Là ngôi cổ tự linh thiêng giữa lòng Sài thành, chùa Ngọc Hoàng thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người, không chỉ người dân địa phương mà còn của khách du lịch các nước.
Ngôi cổ tự cổ kính giữa lòng Sài Gòn do một người Trung Hoa tên là Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Vốn trước kia, đây là điện thờ Ngọc Hoàng Thương đế, đồng thời là nơi Lưu Minh sử dụng làm căn cứ họp bàn kế hoạch lật đổ triều Mãn Thanh. Năm 1982, điện được Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản, trở thành một phần cua Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, điện chính thức được đổi tên thành Phước Hải Tự, tức chùa Ngọc Hoàng như ngày nay. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn những nét đẹp kiến trúc và giá trị văn hóa ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh thiên tướng. Ngoài ra, ngôi cổ tự còn là nơi thờ kính bà Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở của con người trần gian. Bên cạnh đó, chùa Ngọc Hoàng còn thờ các thần theo tín ngưỡng văn hóa Trung Hoa ngày trước. Không chỉ vậy, ngôi cổ tự còn nổi tiếng với bức tượng ông Tơ bà Nguyệt chùa Ngọc Hoàng, phù hợp dành cho những ai muốn cầu tình duyên, gia đạo suôn sẻ.
Chùa Ngọc Hoàng sở hữu kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính truyền thống của Trung Hoa và hiện đại. Nổi bật nhất là chính điện được xây dựng theo hình chữ Tam, mái ngói cong cong, lợp ngói Lưu Ly rực rỡ sắc màu. Với chất liệu xây dựng là gạch nung kết hợp mái lợp ngói âm dương và các bờ nóc, góc mái được khảm tượng màu ấn tượng. Bề ngoài chùa sở hữu vẻ đẹp cổ kính với những đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa, còn bên trong các điện thờ đã được trùng tu, toát lên vẻ đẹp đầy ấn tượng. Chùa còn lưu giữ lại một số tác phẩm nghệ thuật giá trị, được làm bằng các vật liệu cổ xưa như gốm, bồi và gỗ. Với điểm nhấn của chính điện chính là tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế uy nghi, linh thiêng và bộ tượng Thập Nhị Diêm Vương được chạm khắc tinh xảo.
Chùa Ngọc Hoàng là một di tích văn hóa lịch sử quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách mà còn là địa điểm lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa và trải nghiệm những giá trị tâm linh độc đáo. Chùa Ngọc Hoàng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên, thanh thản và trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo.
DINH VẠN THỦY TÚ - PHAN THIẾT
Dinh Vạn Thủy Tú - Ngôi dinh cổ kính giữa lòng Phan Thiết. Không sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, sang trọng như những địa điểm du lịch khác nhưng Dinh Vạn Hạnh Tú vẫn thu hút khách du lịch bởi những nét độc đáo riêng biệt, cùng với sự kỳ bí của tục thờ cá ông và sự kích thích bởi bộ xương cá ông lớn nhất lưu giữ tại đây, cùng nhiều hiện vật giá trị của nghề cá từ xa xưa lưu truyền lại. Nơi đây hiện đã chứa gần 100 bộ xương to lớn của cá voi và các loài cá khác cùng họ, một nửa trong đó có niên đại lên đến 100 - 150 năm. Dinh tọa lạc tại 54 Đức Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Năm 1996, dinh được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Dinh Vạn Thủy Tú, hay còn được gọi là Đình Vạn Thủy Tú, nằm tại tỉnh Bình Thuận. Theo sử sách ghi lại, inh Vạn Thủy Tú được xây dựng vào năm 1762 bởi các ngư dân làng để thờ cá Ông vị thần linh được cho là đã bảo vệ ngư dân trong những chuyến đi biển. Nơi đây gắn với lịch sử phát triển của biển Phan Thiết, có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân vùng biển nơi đây. Theo thời gian, dinh đã trải qua quá trình phát triển và cải tạo. Năm 1996, dinh được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Vào năm 2003, với sự giúp đỡ phục chế của viện Hải dương học Nha Trang, bộ xương cá Ông được trưng bày tại Dinh Vạn Thủy Tú lại càng được tôn thêm phần giá trị. Nơi đây còn là nơi lưu trữ rất nhiều những văn tự, bài tế, hoành phi bằng chữ Hán - Nôm liên quan đến nghề biển có giá trị văn hóa to lớn.
Dinh Vạn Thủy Tú sở hữu kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính truyền thống và hiện đại. Nổi bật nhất là chính điện được xây dựng theo hình chữ Tam, mái ngói cong cong, lợp ngói Lưu Ly rực rỡ sắc màu. Nơi đây được xây theo kiểu “tứ trụ” thể hiện ở các phần kèo, cột đều xuất phát từ đỉnh tứ trụ. Bước qua cổng tam quan về phía bên phải là nhà trưng bày cốt ông Nam Hải. Khuôn viên của Dinh rộng lớn, mang đậm phong cách cổ kính. Điểm nhấn của chính điện chính là bộ xương cá Ông được đặt trang trọng trên bệ thờ.
Bộ xương cá Ông được xem là linh vật của Dinh Vạn Thủy Tú, tượng trưng cho sự may mắn, bình an cho ngư dân trong những chuyến đi biển. Điều đặc biệt về kiến trúc trong Dinh Vạn Thủy Tú nằm ở sự phân chia và thờ phượng. Bên trái là khu thờ của Thuỷ Long thánh phi Nương nương (Nữ Thần Nước), bên phải là khu thờ của Thái hiệu tiên sư (Ông tổ nghề nông ngư nghiệp), chính giữa là nơi thờ cúng thần tượng Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân (Ông Nam Hải). Phía sau là phòng lưu trữ chứa bảo tồn các bộ xương cá voi và còn có miếu thờ Đức Quan Thánh, tất cả là những linh mục quan trọng liên quan đến nghề biển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân
Hiện tại, Dinh Vạn Thủy Tú đóng vai trò là bảo tàng bảo quản nhiều hiện vật quý giá liên quan đến lịch sử và phát triển nghề đánh cá ở vùng biển Phan Thiết. Ngoài kiến trúc cổ xưa, du khách còn được tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cá Ông, chiêm ngưỡng bộ xương cá Ông lớn - những bộ xương vĩ đại và kỳ diệu, tìm hiểu về các hiện vật của nghề cá để hiểu rõ hơn đời sống tinh thần của ngư dân vùng biển.
Dinh Vạn Thủy Tú là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của tỉnh Bình Thuận. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách mà còn là địa điểm lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa ngư nghiệp và những giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân xứ biển. Dinh Vạn Thủy Tú là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên, thanh thản và trải nghiệm văn hóa địa phương độc đáo.
Lưu ý chung:
Trang phục:
- Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đến tham quan chùa, đền. Tránh mặc quần áo hở hang, phản cảm như: áo ba lỗ, quần ngắn, váy ngắn, váy khoét sâu,…
- Nên tháo giày dép trước khi vào điện thờ.
- Nếu có mũ nón, nên cởi mũ nón khi vào điện thờ.
Hành vi:
- Nên đi nhẹ nhàng, nói khẽ trong khuôn viên chùa, đền để giữ gìn sự thanh tịnh.
- Không nên xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.
- Không nên đùa giỡn, cười đùa trong chùa, đền.
- Không nên cãi vã, to tiếng, nói chuyện phiếm trong chùa, đền.
- Không nên chụp ảnh, quay phim tại những nơi có biển cấm.
- Không nên động chạm vào các tượng Phật, đồ thờ cúng trong chùa, đền.
- Không nên ăn uống, nhai trầu trong chùa, đền.
- Không nên mang theo thú cưng vào chùa, đền.
Một số lưu ý khác:
- Nghe theo hướng dẫn người có quyền tại các cơ sở thờ tự
- Nên tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam.
- Nên hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh, quay phim những người khác trong chùa, đền.
- Nên giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường.
==============================
CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH THANH THANH️:
Hotline: 19008109 - 0908 041 296 (Ms. Phương Nghi)
Website: https://thanhthanhtours.com.vn/
Địa chỉ: 212B Pasteur, P.Võ Thị Sáu, Q3, Tp.HCM